Địa Lí 6 Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (trang 55 Địa Lí 6)
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 18 trang 55: Giả sử có 1 ngày ở Hà Nội, người ta đo được nhiệt độ vào lúc 5 giờ là 20º C, lúc 13 giờ là 24º C và lúc 21 giờ là 22º C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu độ? Em hãy nêu ra cách tính.
Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó chính là trung bình cộng nhiệt độ tại ba thời điểm trong ngày.
- Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là = (20 + 24 + 22) / 3 = 22 (º C).
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 18 trang 56: Tại sao khi đo nhiệt độ của không khí, người ta đã phải để nhiệt kế cách mặt đất 2 m và trong bóng râm?Trả lời:
- Nếu để nhiệt kế ở dưới ánh nắng Mặt Trời thì nhiệt độ đo được sẽ không phải là nhiệt độ của không khí mà là nhiệt độ của bức xạ Mặt Trời.
- Nếu để nhiệt kế ở sát mặt đất thì nhiệt độ đo được cũng chính là nhiệt độ của mặt đất chứ không phải nhiệt độ của không khí.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 18 trang 56: Tại sao vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn so với trong đất liền; các miền gần biển lại có không khí ấm hơn so với trong đất liền?
Trả lời:
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau: Mặt đất nhận và toả nhiệt ra ngoài nhanh hơn so với mặt nước nên làm cho nhiệt độ không khí ở các vùng gần biển và các vùng nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
- Vì vậy, vào mùa hạ, các vùng gần biển có không khí mát hơn ở trong đất liền; về mùa đông, các miền gần biển lại có không khí ấm hơn so với trong đất liền.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 18 trang 56: Dựa vào các kiến thức đã được biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm như trong hình 48.
Trả lời:
- Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ sẽ giảm 0,6º C.
- Lấy nhiệt độ của điểm thấp trừ đi nhiệt độ của điểm cao sẽ ra nhiệt độ chênh lệch.
- Độ chênh lệch độ cao giữa hai điểm = Nhiệt độ chênh lệch của hai điểm là: 0,6 x 100.
⇒ (25 – 19) / 0,6 x 100 = 1000 m.
Bài 1 trang 57 Địa Lí 6: Thời tiết khác khí hậu ở những điểm nào?Trả lời:
- Thời tiết: là sự biểu hiện cho hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Thời tiết sẽ luôn thay đổi.
- Khí hậu: của 1 nơi có sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
Bài 2 trang 57 Địa Lí 6: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?Trả lời:
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất có sự khác nhau (mặt đất có khả năng hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh hơn so với mặt nước) dẫn tới sự khác nhau về nhiệt độ giữa nước và đất, làm cho nhiệt độ của không khí ở các vùng gần biển và các miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn tới sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa.
Bài 3 trang 57 Địa Lí 6: Vì sao không khí trên mặt đất lại không nóng nhất vào thời điểm 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào thời điểm 13 giờ?Trả lời:
- Khi những tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất thì chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất sẽ hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, sau đó bức xạ vào không khí.
- Khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất là vào lúc 12 giờ trưa (thời điểm bức xạ mặt trời mạnh nhất) thì không khí chưa phải nóng nhất. Khoảng 1 thời gian sau (lúc 13 giờ), không khí trên mặt đất mới đạt đến nhiệt độ nóng nhất trong ngày.
Bài 4 trang 57 Địa Lí 6: Người ta thường tính nhiệt độ trung bình năm và trung bình tháng như thế nào?Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình Tháng = Tổng nhiệt độ của các ngày trong tháng / Số ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình Năm = Tổng nhiệt độ các tháng trong năm / 12.
Bài trước: Địa Lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí (trang 52 Địa Lí 6) Bài tiếp: Địa Lí 6 Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất (trang 58 Địa Lí 6)