Trang chủ > Lớp 4 > Giải BT Khoa học 4 > Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí ? (trang 62 Khoa học 4)

Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí ? (trang 62 Khoa học 4)

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 30 trang 62: Sử dụng một túi ni lông to, mở rộng miệng túi và sau đó thử làm như các bạn trong hình 1. Sau đó buộc túm miệng túi lại.

- Cái gì đã khiến cho túi ni lông căng phồng?

- Điều đó đã chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì?

Trả lời

- Chiếc túi ni lông căng phồng là vì có chứa không khí ở trong.

- Xung quanh chúng ta luôn có không khí.

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 30 trang 62:

1. Lấy kim đâm thủng một túi ni lông có chứa đầy không khí. Bạn sẽ thấy có hiện tượng gì xảy ra? Để tay lên chỗ thủng đó, tay bạn thấy có cảm giác gì?

Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4

2. Nhúng chìm một cái chai “rỗng” có đậy nút kín xuống nước. Khi mở nút của chai ra, bạn sẽ quan sát thấy có gì nổi lên mặt nước? Vậy bên trong chai “rỗng” đó có chứa gì?

Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4

3. Nhúng một miếng bọt biển khô xuống nước, sau đó bạn quan sát thấy gì nổi lên mặt nước? Các lỗ nhỏ li ti trong miếng bọt biển khô đó chứa gì?

Giải bài tập Khoa học 4 | Trả lời câu hỏi Khoa học 4

Trả lời

1. Ta thấy chiếc túi sẽ xẹp dần, để tay vào chỗ thủng đó ta sẽ thấy có luồng khí thổi ra.

2. Thấy các bọt khí nổi lên trên mặt nước. Vậy trong chai rỗng đó có chứa không khí.

3. Thấy nhiều bọt khí nổi lên trên mặt nước. Các lỗ nhỏ li ti trong miếng bọt biển khô đó chứa không khí.

Trả lời câu hỏi Khoa học 4 Bài 30 trang 63: Hãy tìm ví dụ để chứng mình rằng không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong cả các chỗ rỗng của mọi vật.

Trả lời

- Ta mở rộng một túi nilon và tiến hành chạy, ta sẽ thấy túi căng lên như có chứa vật gì như vậy có thể thấy xung quanh chúng ta có không khí.

- Cho một số vật rỗng cốc, (chai, lọ, chén,.. ) vào nước. Ta thấy có rất nhiều bọt khí nổi lên trên (do không khí nhẹ hơn nước nên thường có xu hướng thoát lên trên).