Luyện thi đại học môn GDCD: Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân
Với kết cấu đề và nội dung đề thi GDCD, học sinh phải lưu ý những điểm sau:
- Cần học tất cả 9 bài, với đầy đủ các đơn vị kiến theo cấu trúc của SGK (không học bài 10 và các ND giảm tải).
- Không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa giống trong SGK mà cần học kĩ từng đơn vị kiến thức của bài mới có thể nhận biết và hiểu được ND kiến thức đó. ND kiến thức có thể được yêu cầu tại nhiều câu, nhiều cách khác nhau, nếu học sinh hiểu được vấn đề thì sẽ trả lời được câu hỏi theo nhiều cách khác nhau và ở các mức độ khác nhau, từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và cao.
- Không nhất thiết phải nhớ tên các điều luật và quy định của pháp luật, cũng như nội dung chi tiết tại những điều khoản, chế tài và mức độ xử phạt được quy định trong BLHS và các luật khác.
- Những câu hỏi kiểm tra đơn vị ở mức độ khác nhau, với câu hỏi nhận biết và thông hiểu được bao gồm trong tất cả các bài học lớp 12; những câu ứng dụng thấp và cao sẽ có trong nội dung của một số bài;
+ Ở cấp độ nhận biết và thông hiểu, học sinh phải học cách nhận biết, hiểu và làm quen với những kiến thức chính của bài
+ Ở cấp độ ứng dụng thấp và cao, trên cơ sở hiểu biết các kiến thức đã học, học sinh áp dụng vào tình huống để đánh giá, nhận định hành vi tốt, xấu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Những câu hỏi trắc nghiệm ở cấp độ ứng dụng là các tình huống thực tế mà học sinh đã gặp, quan sát hoặc nhìn thấy ở thực tế cuộc sống ở gia đình, ở khu phố ở trường hay ngoài xã hội. Các đáp án cho những tình huống này được bộc lộ qua thể loại trắc nghiệm khách quan.
Vì vậy, để làm bài thi môn Giáo dục công dân, học sinh phải thực hiện những bước sau:
- Học kỹ, tìm hiểu kỹ những bài trong chương trình lớp 12, từ định nghĩa, đặc điểm đến ND nhận thức của mỗi yếu tố, nhưng lưu ý nội dung cơ bản (thể hiện hầu hết các đơn vị kiến thức), lược bỏ nội dung phụ như câu dẫn (Ví dụ Bài 6: Các quyền tự do cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định mối liên hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân) hay những câu nêu rõ hơn nội dung chính của chúng.
- Thực hành hoàn thiện sự nhìn nhận và hiểu biết các vấn đề dựa trên kiến thức thu được; ứng dụng kiến thức đã học để làm các bài tập ở mức độ ứng dụng thấp và ứng dụng cao. Đối với bài tập ứng dụng học sinh phải biết phân tích, diễn giải, nhận xét, đánh giá những hiện tượng đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội, biết cách giải hay đề xuất để giải quyết các tình huống / vấn đề thực tế phù hợp với lứa tuổi, dựa trên kiến thức đã tiếp thu trong từng bài học cụ thể. Nội dung hoạt động Ứng dụng thường khai thác kiến thức ở ND đơn vị kiến thức chính trong bài học, không theo định nghĩa.
Bài tiếp: Luyện thi đại học môn GDCD: Đề thi trắc nghiệm số 1