Giáo án Bài 1: Chí công vô tư
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải có chí công vô tư.
2. Kĩ năng
- Học sinh phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, biết tự kiểm tra mình.
3. Thái độ
- Học sinh biết quý trọng những hành vi thể hiện chí công vô tư phê phán phản đối những hành vi tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
Nghiên cứu giáo án, tranh ảnh băng hình, giấy, bút dạ.
2. Học sinh
Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
- Sĩ số: ………………..
2. Kiểm tra bài cũ
Sự chuẩn bị sách vở của học sinh. Giáo viên giới thiệu nội dung chương trình Giáo dục công dân 9.
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Giáo viên nêu nên ý nghĩa sự cần thiết của sự chí công vô tư trong cuộc sống.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. Giáo viên Yêu cầu học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa. Thảo luận các câu hỏi có ở phần gợi ý Học sinh đại diện các nhóm trả lời Nhận xét - bổ sung Giáo viên kết luận: |
I. Đặt vấn đề - Tô Hiến Thành dùng người chỉ căn cứ vào việc ai là người có thể gánh vác được công việc chung của đất nước. - Điều đó chứng tỏ ông thực sự công bằng, không thiên vị. - Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. - Nhờ phẩm chất đó Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm cuả nhân dân ta đối với người; Tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục lòng tự hào và sự gắn bó thân thiết gần gũi. |
Hoạt đông 2: Rút ra nội dung bài học Hỏi: Qua đó em hiểu thế nào là chí công vô tư Hỏi: Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư? - Qua lời nói:.......... - Qua hành động:............ Giáo viên: Đưa ra những biểu hiện của sự tự tư tự lợi, giả danh chí công vô tư hoặc lời nói thì chí công nhưng việc làm lại thiên vị..... Để học sinh phân biệt. Giáo viên: Nếu một người luôn luôn cố gắng vươn lên bằng tài năng và sức lực của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho bản thân (Như mong muốn làm giàu, đạt kết quả cao trong học tập thì đó cũng không phải là hành vi của sự không chí công vô tư. Có những kẻ miệng nói có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện sự ích kỷ, tham lam và đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể... thì đó là kẻ đạo đức giả không phải là những con người chí công vô tư thực sự. |
II. Nội dung bài học 1. Chí công vô tư Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. |
Hỏi: Qua đó em thấy chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào với cá nhân và tập thể (xã hội) Hỏi: Để rèn luyện được phẩm chất đạo đức này chúng ta phải làm như thế nào? Giáo viên: Mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng đắn để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư (Hoặc không chí công vô tư) mà còn cần phải có thái độ ủng hộ, quý trong người chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi thiếu công bằng. |
2. ý nghĩa của chí công vô tư - Với xã hội: Làm cho xã hội thêm giàu mạnh, công bằng, dân chủ - Với cá nhân: Được mọi người tin yêu |
Hoạt động 3: Luyện tập Giáo viên: Gọi học sinh đọc yêu cầu từng bài tập. Giáo viên: cho học sinh làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt. Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm. |
III. Bài tập Bài 1/5. - Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e) + Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị. + Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân. Những hành vi (d), (e) là hành vi thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. - Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng. |
Bài 2/5. Tán thành với quan điểm (d) và (đ). - Không tán thành với các quan điểm sau: + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với những người có chức, có quyền. + Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ trở nên giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. + Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội... ) |
|
Bài 3/ 6. Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư. - Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba. - Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trung đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư. |
|
Bài 4/6: Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều điểm kém vì cả hai bài kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con của một giáo viên trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù cho đó là con của đồng nghiệp. |
4. Củng cố
- Tìm một số tấm gương về chi công vô tư.
- Đọc các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư.
Hỏi: Em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Hỏi: Em hãy tìm những biểu hiện của chí công vô tư?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài và soạn bài mới.
- Làm các bài tập còn lại.