Bài 12: Vẽ hình phẳng bằng GEOGEBRA - trang 71 SBT Tin học 7
Bài 1 trang 71 SBT Tin học 7: Các đối tượng a, b, c được khởi tạo trong cửa sổ CSA của GeoGebra như sau:
a: =1 b: = a^2 c: = (a+b)^3
Trong ba đối tượng trên đối tượng nào là tự do?
(A) a, b, c đều là tự do;
(B) a, b là tự do; c phụ thuộc;
(C) a là tự do; b, c là phụ thuộc;
(D) a, b, c đều là phụ thuộc.
Hướng dẫn trả lời:Đáp án đúng là: C
Bài 2 trang 71: Trong GeoGebra, các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thể là tự do?
1. Số; 2. Hàm số; 3. Điểm; 4. Đoạn thẳng;
(A) Tất cả các đối tượng trên đều có thể tự do;
(B) Chỉ có Số và Điểm mới có thể tự do;
(C) Chỉ có Số, Điểm và Hàm số mới có thể tự do;
(D) Chỉ có Số mới có thể tự do.
Đáp án đúng là: C
Bài 3 trang 72: Mệnh đề nào sau đây là đúng?
(A) GeoGebra là phần mềm dùng để giải các bài toán hình học và đại số;
(B) GeoGebra là phần mềm hỗ trợ giúp giáo viên và học sinh giải các bài tập toán;
(C) GeoGebra là phần mềm có chức năng vẽ hình và giải toán;
(D) GeoGebra là phần mềm có chức năng vẽ hình chính xác để hỗ trợ việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Đáp án đúng là: D
Bài 4 trang 72: Thế nào là một đối tượng hình học?
(A) Là một hình tròn vẽ trên màn hình;
(B) Là một điểm vẽ trên màn hình;
(C) Là một đoạn thẳng vẽ trên màn hình;
(D) Là một phần cơ bản của hình như điểm, đoạn, đường, tia, đường tròn.
Đáp án đúng là: D
Bài 5 trang 72: Nếu trên mặt phẳng chúng ta nhìn thấy một đường thẳng và một điểm nằm trên đường thẳng này thì hai đối tượng điểm và đường thẳng quan hệ với nhau như thế nào?
(A) Hai đối tượng trên không có quan hệ gì với nhau;
(B) Chưa thể nói gì về quan hệ giữa hai đối tượng này;
(C) Hai đối tượng điểm và đường thẳng cùng phụ thuộc vào nhau;
(D) Chỉ có thể xảy ra một trong hai trường hợp, hoặc đối tượng điểm phụ thuộc vào đường thẳng hoặc đối tượng đường thẳng phụ thuộc vào điểm.
Đáp án đúng là: B
Bài 6 trang 72: Vì sao các hình được vẽ bằng phần mềm GeoGebra được gọi là hình học động?
(A) Vì các hình này tự động chuyển động được;
(B) Vì các hình này không đứng yên tại một chỗ;
(C) Vì người dùng có thể di chuyển các hình này trên màn hình;
(D) Vì người dùng có thể di chuyển các hình này trên màn hình mà vẫn giữ nguyên được quan hệ hình học giữa các đối tượng của hình.
Đáp án đúng là: D
Bài 7 trang 72: Nếu điểm A luôn nằm trên đường thẳng d thì quan hệ giữa điểm A và đường thẳng d như thế nào?
(A) Các đối tượng A và d không có quan hệ với nhau;
(B) Đối tượng A có quan hệ phụ thuộc vào d;
(C) Đối tượng d có quan hệ hụ thuộc vào A;
(D) Hai đối tượng A, d có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Đáp án đúng là: B
Bài 8 trang 73: Cho trước điểm A, đường thẳng d đi qua A. Quan hệ giữa điểm A và đường thẳng d như thế nào?
(A) Các đối tượng A và d không có quan hệ với nhau;
(B) Đối tượng A có quan hệ phụ thuộc vào d;
(C) Đối tượng d có quan hệ hụ thuộc vào A;
(D) Hai đối tượng A, d có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Đáp án đúng là: C
Bài 9 trang 73: Vẽ tam giác ABC với ba trung tuyến và trọng tâm G (hình 2.3)
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Đoạn thẳng lần lượt vẽ các cạnh AB, BC, CA. Lưu ý các điểm A, B, C có thể chọn bất kì
- Dùng công cụ Trung điểm và tâm xác định ba trung điểm của của các cạnh AB, BC, CA bằng cách chọn công cụ, nháy chuột lên một đoạn thẳng để tạo trung điểm
- Dùng công cụ Đoạn thẳng nối cách đỉnh A, B, C với trung điểm các cạnh đối diện.
- Dùng công cụ Điểm để xác định giao điểm của ba đường trung tuyến, đổi tên điểm này là G
Bài 10 trang 73: Vẽ tam giác ABC với ba đường cao và trực tâm H (hình 2.4)
Hướng dẫn trả lời:- Dùng công cụ Điểm xác định ba điểm A, B, C bất kì.
- Dùng công cụ Đường thẳng nối các đường AB, BC, CA. Sau đó có thể thay đổi các đường này thành đường nét đứt
- Dùng công cụ Đường vuông góc lần lượt kẻ các đường thẳng hạ từ A, B, C xuống các cạnh đối diện
- Dùng công cụ Điểm để xác định giao điểm của ba đường cao, đổi tên điểm này là H
- Dùng công cụ Đoạn thẳng lần lượt nối các cạnh AB, BC, CA tạo hình ảnh tam giác với các đường vẽ liền
Bài 11 trang 73: Vẽ tam giác ABC với ba phân giác giao nhau tại một điểm I (hình 2.5)
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Đoạn thẳng lần lượt vẽ các cạnh AB, BC, CA. Lưu ý các điểm A, B, C có thể chọn bất kì
- Dùng công cụ Đường phân giác lần lượt vẽ ba đường phân giác các góc A, B, C
- Dùng công cụ Điểm để xác định giao điểm của ba đường phân giác, đổi tên điểm này là I
Bài 12 trang 74: Vẽ tam giác ABC với ba đường trung trực của các cạnh giao nhau tại điểm O (Hình 2.6)
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Đoạn thẳng lần lượt vẽ các cạnh AB, BC, CA. Lưu ý các điểm A, B, C có thể chọn bất kì
- Dùng công cụ Đường trung trực lần lượt vẽ ba đường trung trực của các cạnh AB, BC, CA
- Dùng công cụ Điểm để xác định giao điểm của ba đường trung trực, đổi tên điểm này là O
Bài 13 trang 74: Vẽ tam giác với số đo các góc như hình 2.7.
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Đoạn thẳng lần lượt vẽ các cạnh AB, BC, CA. Lưu ý các điểm A, B, C có thể chọn bất kì
- Dùng công cụ Góc để tạo ra các góc A, B, có số đo góc hiện trên màn hình. Lưu ý cần thiết lập chế độ làm tròn số với 0 chữ số thập phân trước đó
- Chuyển sang chế độ chọn (nhấn phím ESC hoặc chọn công cụ)
- Kéo thả điểm Asao cho góc B trở thành 40o
- Kéo thả điểm C sao cho góc A trở thành 80o
Bài 14 trang 74: Vẽ hình bình hành ABCD theo hình 2.8.
Hướng dẫn trả lời:- Dùng công cụ Đa giác để vẽ tam giác ABC bằng cách chọn lần lượt các điểm A, B, C. Cuối cùng, nháy chuột vào điểm A để kết thúc vẽ
- Dùng công cụ Đường song song lần lượt vẽ qua A đường thẳng song song với BC, vẽ qua C đường thẳng song song với AB
- Dùng công cụ Điểm để xác định giao điểm của hai đường thẳng song song vừa tạo ra,. Đổi tển điểm này là D
- Dùng công cụ Đoạn thẳng để nối các cạnh của hình bình hành
Bài 15 trang 74: Vẽ tam giác ABC sao cho A và các đỉnh B, C chuyển động trên hai đường thẳng song song (hình 2.9).
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Đường thẳng vẽ đường thẳng d
- Dùng công cụ Điểm vẽ một điểm bất kì nằm ngoài đường thẳng d. Giả sử điểm này là M
- Dùng công cụ Đường song song , vẽ đường thẳng d1 đi qua điểm M và song song với d
- Làm ẩn điểm M
- Dùng công cụ Điểm IMG_2 tạo hai điểm B, C trên đường thẳng d1 và tạo điểm A trên đường thẳng d
- Dùng công cụ Đa giác nối các điểm A, B, C để tạo ra tam giác ABC
Bài 16 trang 74: Vẽ hình chữ nhật BCDE như hình 2.10, biết rằng A, B, C là các điểm tự do.
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng công cụ Điểm vẽ ba điểm A, B, C bất kì
- Dùng công cụ Đường thẳng nối hai điểm B, C
- Dùng công cụ Đường song song , vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC
- Dùng công cụ Đường vuông góc lần lượt kẻ từ các điểm B, C hai đường vuông góc với BC
- Dùng công cụ Điểm để xác định hai điểm giao D và E.
Bài 17 trang 74: Quan sát bảng sau về quan hệ giữa các đối tượng hình học và điển vào các ô còn trống.
Hình thực tế | Mô tả quan hệ | Đối tượng bị phụ thuộc (cha) | Đối tượng phụ thuộc (con) |
Điểm A, B nằm trên đường thẳng d | nằm trên | d | A, B |
A là giao điểm của đường thẳng d và | giao điểm | d, d1 | A |
d là phân giác của góc ABC | phân giác | A, B, C | |
M là trung điểm cạnh AB | trung điểm | A, B | |
h là đường cao hạ từ điểm A xuống cạnh BC | vuông góc | ||
α là góc tạo bởi ba điểm A, B, C | góc tạo bởi ba điểm | α |
Hướng dẫn trả lời:
Hình thực tế | Mô tả quan hệ | Đối tượng bị phụ thuộc (cha) | Đối tượng phụ thuộc (con) |
Điểm A, B nằm trên đường thẳng d | nằm trên | d | A, B |
A là giao điểm của đường thẳng d và | giao điểm | d, d1 | A |
d là phân giác của góc ABC | phân giác | A, B, C | d |
M là trung điểm cạnh AB | trung điểm | AB | m |
h là đường cao hạ từ điểm A xuống cạnh BC | vuông góc | A, BC | h |
α là góc tạo bởi ba điểm A, B, C | góc tạo bởi ba điểm | A, B, C | α |
Bài 18 trang 75: Giả sử có hình 2.11. Cho trước ba điểm A, B, C. Vẽ đường thẳng d đi qua A, B. Vẽ đường thẳng p là đi qua C và vuông góc với d. Quan hệ giữa đường thẳng p và điểm A là gì?
(A) Không phụ thuộc vào nhau.
(B) A phụ thuộc vào p.
(C) p phụ thuộc vào A; p là đối tượng con của A;
(D) p phụ thuộc vào điểm A, B, C và đường thẳng d.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài 19 trang 75: Vẽ tam giác ABC như hình 2.12 trong đó các điểm A, B, C chuyển động trên ba đường thẳng cho trước.
Hướng dẫn trả lời:- Dùng công cụ Đường thẳng vẽ ba đường thẳng
- Dùng công cụ Điểm để xác định ba điểm A, B, C nằm trên đường thẳng vừa vẽ
- Dùng công cụ Đa giác nối các điểm A, B, C để tạo tam giác ABC
Bài 20 trang 76: Vẽ hình theo mô tả dưới đây (hình 2.13)
- Các đối tượng a, b bất kì có đối tượng thanh trượt điều khiển đối tượng này.
- Thiết lập ba hàm số: f (x)= ax+1; g (x)= (a+1)x – b; h (x)= -x +10;
- Các điểm A, B, C chuyển động tương ứng trên đồ thị f, g, h.
- Vẽ tam giác ABC.
Hãy cho biết đối tượng nào tự do, đối tượng nào phụ thuộc?
Hướng dẫn trả lời:Các đối tượng tự do: a, b, h (x);
Các đối tượng phụ thuộc: f (x), g (x), A, B, C, tam giác ABC
Bài trước: Bài 11: Học Đại số với GEOBEBRA - trang 68 SBT Tin học 7