Trang chủ > Lớp 4 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 > Tuần 35 trang 60, 61, 62 (trang 61 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)

Tuần 35 trang 60, 61, 62 (trang 61 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)

Ổ bánh mì và lời thì thầm của ông lão nghèo

Một người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho gia đình và luôn làm dư ra 1 cái để lại bên ngoài thành cửa sổ để dành cho người nghèo đói đi qua. Ngày qua ngày cứ đến buổi, một ông lão gù lưng lại đến và lấy ổ bánh mì đi. ’

Thay vì nói lời cảm ơn ông già nghèo vừa đi vừa lẩm bẩm những lời thì thầm: “Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi”. Điều này cứ thế diễn ra mỗi ngày, ông lão đến lấy chiếc bánh đi và lại lẩm bẩm câu nói đó. Người phụ nữ dần dần sinh ra bực bội trong lòng, nghĩ: “Nhận được bánh không biết nói cảm ơn mà còn lải nhải mấy lời khó chịu kia! Ông ta muốn nói điều gì đây? ”. Rồi một hôm không thể chịu được nữa, bà không muốn nghe lời lẩm bẩm của ông lão kia nữa nên bà đã trộn thuốc độc vào ổ bánh mì nhưng tay run lên bần bật. Cảm thấy hốt hoảng bà liền vội thay một chiếc bánh khác lên thành cửa sổ. Như mọi khi ông lão lại đến và cầm ổ bánh vui vẻ rời đi.

Có một điều mà không ai biết đó chính là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ bà ấy lại cầu nguyện cho đứa con trai đi chiến trận được trở về nhà bình an. Buổi chiều ngày hôm đó có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa bà đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy con trai mình đứng trước cửa. Anh con trai gầy sọp đi và quần áo rách rưới đến thảm hại anh đã đói lả và mệt. Khi nhìn thấy mẹ anh nói: “Mẹ ơi con về được đến nhà đó quả là một phép màu. Khi con còn cách nhà mình cả một dặm đường, con đã ngã gục vì đói không thể đi nổi nữa và tưởng chừng mình sẽ chết trên đường nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang qua và con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta rất tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon và thêm một chút nước. ” Ông ta nói: “đây là cái bánh mà tôi có mỗi ngày nhưng hôm nay tôi sẽ nhường cho anh vì anh cần nó hơn tôi”.

Khi người mẹ nghe thấy những lời đó mặt bà liền biển sắc. Bà phải dựa ngay vào thành cửa để không bị ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có tẩm thuốc độc mà bà đã làm vào sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì có lẽ con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!

Ngay lập tức bà nhớ lại những lời thì thầm lặp đi lặp lại qua ngày của ông lão nghèo kia….

(Theo truyện ngụ ngôn)

a. Người phụ nữ trong truyện có thói quen làm gì hằng ngày?

Hướng dẫn giải:

- Người phụ nữ đó có thói quen nướng bánh mì cho gia đình và luôn làm dư ra 1 cái để lại bên ngoài thành cửa sổ cho người nghèo đói đi qua.

b. Mục đích của người phụ nữ ngoài việc để bánh mì cho người nghèo ra còn để làm gì nữa?

Hướng dẫn giải:

- Bà cầu nguyện cho đứa con trai đi chiến trận của bà được trở về nhà bình an.

c. Tại sao ông lão nghèo lại lấy bánh mì thay bằng lời cảm ơn thì ông lại nói lời thì thầm?

Hướng dẫn giải:

- Vì ông ấy muốn ám chỉ rằng: người phụ nữ ấy làm việc tốt thì bà ấy sẽ nhận lại được những điều tốt lành.

d. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì?

Hướng dẫn giải:

- Trong cuộc sống của chúng ta luôn có tồn tại luật nhân quả. Những gì bạn đã làm hôm nay có thể sẽ là căn nguyên cho những sự việc mà bạn sẽ gặp trong tương lai; bởi vì vậy hãy luôn sống tốt và luôn cố gắng hết mình để giúp đỡ người khác nếu có thể, bạn sẽ nhận lại những điều may mắn.

Bài 2 (trang 61 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi câu dưới đây:

Hướng dẫn giải:

a. Mùa xuân, miền Bắc hoa đào đã khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng nở rực rỡ.

b. Trên cành cây, những chú chim đang đua nhau hót véo von.

c. Để không phụ lòng cha mẹ, em luôn cố gắng học chăm chỉ và đạt thành tích tốt.

d. Kết thúc cuộc đua, Rùa đã thắng Thỏ.

Bài 3 (trang 61 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Điền những từ ngữ sau vào cột phù hợp:

Học hành, rúc rích, chí khí, dìu dắt, chắt chiu, mềm dẻo, vui vẻ, long lanh, vui sướng, tưởng nhớ, nô nức, thanh cao.

Hướng dẫn giải:

Từ ghép Từ láy
Học hành, dìu dắt, thanh cao, vui sướng, mềm dẻo, chí khí, tưởng nhớ.
Vui vẻ, chắt chiu, nô nức, long lanh, rúc rích.

Bài 4 (trang 62 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Đọc câu văn sau: “Trong tổ của chim ưng - được làm bằng những chiếc lá khô và mềm, đó là những quả trứng màu hồng thật đẹp”. Trong câu có dùng trạng ngữ nào trong 5 loại trạng ngữ dưới đây? Khoanh vào ý em chọn.

a. Mục đích

b. Phương tiện

c. Nguyên nhân

d. Thời gian

e. Nơi chốn

Hướng dẫn giải:

b. Phương tiện: bằng những chiếc lá khô và mềm

e. Nơi chốn: trong tổ của chim ưng

Bài 5 (trang 62 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Gạch chân dưới trạng ngữ của các câu dưới đây và chỉ rõ đó là trạng ngữ gì.

a) Trong chuyến hành trình đến Ấn Độ, nhà vua đã cho mua thật nhiều loại lụa khác nhau rồi đem về nước.

b) Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư đã không tiếc công sức để đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng cho con.

c) Bằng trái tim tràn đầy tình yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với cô công chúa.

Hướng dẫn giải:

a. Trong chuyến hành trình sang Ấn Độ, nhà vua đã cho mua rất nhiều các loại lụa khác nhau để mang về nước.

→ Trạng ngữ chỉ thời gian – địa điểm

b. Vì tình yêu dành cho công chúa, vị vua xứ Ba Tư đã không tiếc công sức để đi tìm những món quà giá trị nhất để tặng cho con.

→ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

c. Bằng trái tim yêu thương, mọi điều tốt đẹp đã đến với nàng công chúa.

→ Trạng ngữ chỉ phương tiện

Bài 6 (trang 62 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Viết một đoạn để văn miêu tả về đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích nhất.

Hướng dẫn giải:

Cún là một chú chó đáng yêu. Nó năm nay vừa tròn 1 tuổi. Thân hình Cún khá mập mạp to hơn cái phích nước một chút. Cún có bộ lông màu vàng xám. Đầu chú hình tam giác nổi bật với đôi mắt đen lay láy to cỡ hạt nhãn. Chiếc mũi đen lúc nào cũng ươn ướt hay hít ngửi. Đôi tai của Cún to bằng cái lá cam thường vểnh lên nghe ngóng khi có tiếng động lạ rồi lại cụp xuống lúc bình thường. Đôi chân của nó ngắn nhưng chạy thoăn thoắt. Dưới bàn chân Cún có những móng vuốt sắc nhọn để rình bắt chuột cùng với bác Mèo. Em rất yêu Cún, em sẽ chắm sóc nó thật cẩn thận.

Đố vui (trang 62 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Bạn có thể kể ra 3 ngày liên tiếp mà không có tên là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật?

* Cùng bạn, người thân giải câu đố trên.

Hướng dẫn giải:

Ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật đó là ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai.

* Chia sẻ với người thân về câu đố này.