Trang chủ > Lớp 4 > Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 > Tuần 18 trang 66, 67, 68, 69, 70 (trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1)

Tuần 18 trang 66, 67, 68, 69, 70 (trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1)

Sự tích các loài hoa

Ngày xưa, chỉ có ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất không có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra những sai sót ấy. Trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ thêm hoa cho những loài cây. Vẽ xong, Thần muốn dành tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ mùi hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ dành tặng hương thơm cho những loài hoa nào có tấm lòng thơm thảo.

Thần hỏi Hoa Hồng:

- Nếu có mùi thơm, ngươi sẽ làm những gì?

- Con sẽ nhờ chị gió gửi tặng cho muôn loài.

Thần liền dành tặng Hoa Hồng hương thơm quý báu.

Khi gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, Thần hỏi:

- Nếu có mùi hương, ngươi sẽ làm gì?

Râm Bụt trả lời:

- Con sẽ khiến ai cũng phải nể phục mình.

Nghe vậy, Thần liền bỏ đi. Đi mãi, khi tặng gần hết bình hương, gặp hoa Ngọc Lan, Thần lại hỏi:

- Nếu có mùi hương thơm, ngươi sẽ làm gì?

Ngọc Lan ngập ngừng rồi thưa:

- Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần hãy ban tặng cho Hoa Cỏ ạ.

Thần vô cùng ngạc nhiên hỏi:

- Hoa nào cũng muốn có được hương thơm. Lẽ nào ngươi lại không thích?

- Con rất thích ạ. Nhưng con đã được Thần ban cho làn da trắng trẻo, lại được ở trên cao. Còn bạn Hoa Cỏ thì lại ở sát đất và mảnh dẻ. Nếu có hương thơm thì bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên.

Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của hoa Ngọc Lan, Thần Sắc Đẹp đã dành tặng cho loài hoa ấy mùi hương thơm ngọt ngào hơn tất cả các loài hoa khác.

(Sưu tầm)

a) Thần Sắc Đẹp đã quyết định dành tặng hương thơm cho các loài hoa như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Thần Sắc Đẹp đã quyết định dành tặng hương thơm cho các loài hoa có tấm lòng thơm thảo.

b) Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp lại có quyết định như vậy?

Hướng dẫn giải:

- vì Thần không mang đủ hương thơm để ban tặng cho tất cả các loài hoa.

c) Câu trả lời của Hoa Hồng đã thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Câu trả lời của Hoa Hồng đã thể hiện tấm lòng thơm thảo: biết mang đến những niềm vui và hạnh phúc cho tất cả các loài.

d) Câu trả lời của hoa Ngọc Lan đã thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Câu trả lời của hoa Ngọc Lan đã thể hiện tấm lòng: biết chia sẻ và nhường nhịn cho những cuộc đời khó khăn hơn mình.

e) Vì sao trong câu chuyện các từ Râm Bụt, Ngọc Lan, Hoa Hồng, Hoa Cỏ được viết hoa?

A. Vì mỗi từ đó là tên của một loài hoa.

B. Vì trong câu chuyện, mỗi từ đó đều là chỉ 1 loài hoa được nhân hóa.

C. Vì mỗi từ ngữ đó là tên chung của 1 loài hoa.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Bài 2 (trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Gạch chân dưới những động từ trong đoạn văn dưới đây:

Hướng dẫn giải:

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là 1 người thợ gò hàn thuộc loại giỏi. Chính mắt tôi đã từng trông thấy ông chui vào trong nồi hơi của xe lửa để đánh tán đinh đồng. Cái nồi hơi đó to tròn, phơi bỏng rát ở dưới cái nắng tháng bảy, giống như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió đến cấp 6 mà tóc ông vẫn cứ bết chặt vào trán.

(Theo Trần Nhuận Minh)

Bài 3 (trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Trong câu: Thần liền ban tặng Hoa Hồng làn hương quý báu, bộ phận nào đóng vai trò chủ ngữ? Bộ phận nào là vị ngữ?

a) Chủ ngữ: Thần liền ban tặng; Vị ngữ: Hoa Hồng làn hương quý báu.

b) Chủ ngữ: Thần; Vị ngữ: liền ban tặng cho Hoa Hồng làn hương quý báu.

c) Chủ ngữ: Thần liền ban tặng cho Hoa Hồng; Vị ngữ: làn hương quý báu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: b.

Bài 4 (trang 68 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1):

a) Viết tiếp 5 từ ngữ có nghĩa trái ngược với nghị lực và ý chí:

Hướng dẫn giải:

Nản lòng, nhụt chí, ngã lòng, lùi bước, đầu hàng, bỏ cuộc, từ bỏ, ...

b) Xếp các từ ngữ sau đây vào 2 nhóm có nghĩa trái ngược nhau:

Hướng dẫn giải:

Quyết chí, nản lòng, vững chí, tu chí, nản chí, bền chí, sờn lòng, mất ý chí, nuôi chí lớn.

Nhóm 1: Nghĩa tích cực Nhóm 2: Nghĩa tiêu cực.
quyết chí, bền chí, vững chí, tu chí, nuôi chí lớn nản chí, nản lòng, sờn lòng, mất ý chí

Bài 5 (trang 69 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu có nội dung khuyên ta cần phải có ý chí và nghị lực trong cuộc sống:

A) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

B) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

C) Cưa mạch nào, đứt mạch ấy.

D) Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

E) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

G) Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

H) Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A, B, D, E, H

Bài 6 (trang 69 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Hãy miêu tả một đồ vật thân thuộc và mang lại cho em những cảm xúc thú vị (5-7 dòng)

Hướng dẫn giải:

Chiếc cặp sách đi học là người bạn rất thân thiết của em mỗi khi đến trường. Đó là món quà đặc biệt mà bố đã tặng em vào ngày sinh nhật lần thứ 9. Nó có hình chữ nhật nằm ngang với chiều rộng 30 cm và chiều dài 40 cm. Chiếc cặp màu hồng được làm bằng chất liệu da nên rất bền. Em mở cặp ra thấy có 3 ngăn: 1 ngăn để đựng sách, 1 ngăn để đựng vở và 1 ngăn nhỏ để đựng bút. Ở phía đằng sau cặp có 2 quai đeo được làm bằng vải dù rất chắc chắn và khỏe. Mỗi lần đeo cặp và ngắm nhìn mình qua gương em lại thấy mình thật oạch, tự tin và tự hứa với bản thân sẽ học tập thật chăm chỉ để không phụ lòng mong đợi của cha mẹ.

Vui học (trang 70 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1):

Đố vui

Vừa bằng thằng bé lên 3

Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.

Là gì?

Hướng dẫn giải:

- Là cây mạ.

Tìm hiểu và kể cho mọi người cùng nghe về sự phát triển của cây mạ đến lúc thành hạt gạo cho chúng ta ăn hằng ngày.

Hướng dẫn giải:

Ngay sau khi được trồng xuống đất bùn, cây mạ sẽ nhanh chóng bén rễ và lớn nhanh như thổi. Từ những thân mạ bé nhỏ, thưa thớt, nhưng chỉ sau 2 tháng, cả thửa ruộng đã được che phủ bởi một màu xanh mượt mà và đầy sức sống. Cây mạ khi lớn lên còn được gọi bằng 1 cái tên khác là cây lúa. Lúa lớn nhanh như thổi. Thoắt cái, ruộng lúa đã trổ bông khiến thửa ruộng dần chuyển dần từ màu xanh thành màu vàng ruộm. Cuối cùng, những bông lúa nặng trĩu tỏa ra mùi hương thơm dìu dịu như báo hiệu cho những bác nông dân đã vào mùa gặt hái. Hạt thóc được chở về đổ đầy sân, phơi qua 2,3 lần nắng là có thể cất giữ trong hòm, trong bồ, đợi đến khi đem xát thành hạt gạo trắng ngần.