Tuần 15 trang 53, 54, 55, 56 (trang 54 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Niềm tin
Ở một làng quê nọ, trời đã hạn hán trong một khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều đã khô hạn, cỏ cây đều héo úa, cuộc sống ở đây trở nên rất khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người gần như đã mất hết phần kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã phải rời khỏi làng, còn nhiều gia đình khác chỉ còn biết sống và chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng, ông trưởng làng đã quyết định tổ chức 1 buổi cầu nguyện của cả làng trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông đã thuyết phục tất cả mọi người trong làng cùng đến dự và mọi người phải mang theo một vật để thể hiện lòng tin của mình.
Chiều ngày thứ bảy, những người dân trong làng đều tập trung trên ngọn đồi với vẻ mặt mệt mỏi và ai nấy đều không quên mang theo các đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo 1 chiếc móng ngựa may mắn, có người mang theo một chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù không mấy ai tin chúng ta có thể thay đổi được điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều những thứ quý giá thể hiện niềm tin. Tất cả những người tham dự cùng nhau bắt đầu cầu nguyện và giơ cao các vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có một phép màu, mây đen bỗng nhiên kéo tới và trời đổ mưa - những giọt mưa đầu tiên sau những ngày tháng trời khô hạn. Mọi người đều rất hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh luận xem đồ vật nào đã mang đến may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là vật thiêng liêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy có tiếng một em bé gái reo lên:
- Con đã biết rằng thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ có thấy không, con đã mang theo một chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình có thể về nhà mà không bị ướt!
Em bé giơ thật cao chiếc ô và cùng mẹ mình đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo bóng dáng hai mẹ con họ và hiểu ra rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến cho dân làng.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
a. Vì sao những người dân sinh sống trong làng đều mang đến những vật tượng trưng cho niềm tin?
Hướng dẫn giải:
- Vì họ tin rằng những vật đó sẽ mang lại những điều may mắn khi cầu nguyện và có thể trời sẽ có mưa.
b. Vì sao em bé lại mang theo chiếc ô?
Hướng dẫn giải:
- Vì em bé tin rằng sau buổi cầu nguyện ngày hôm đó trời chắc chắn sẽ có mưa nên em đã mang theo ô để khi trở về nhà sẽ không bị ướt.
c. Theo em niềm tin là gì?
Hướng dẫn giải:
- Niềm tin là sự tin tưởng vào 1 điều gì đó và xem nó là có thật.
Bài 2 (trang 54 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Gạch chân dưới tên các trò chơi trong đoạn văn dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Trong các ngày hội, ngày lễ Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra những trò chơi như: Đánh đu, bịt mắt bắt dê, kéo co, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có những trò chơi dân gian khá phong phú như: Ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh và giúp rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh và tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng cao và cũng lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng đều có thể tham gia.
Bài 3 (trang 54 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Gạch chân dưới từ ngữ trong câu hỏi đã cho thấy thái độ lễ phép của nhân vật Sọ Dừa:
Hướng dẫn giải:
Ngày hôm sau, Sọ Dừa đã lễ phép thưa với cha mẹ:
- Thưa cha mẹ, con xin phép được đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?
Cha mẹ đều sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con mà trào nước mắt.
Bài 4 (trang 55 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Những câu dưới đây là câu hỏi thiếu lịch sự. Em hãy thay từ ngữ để chúng trở thành những câu hỏi lịch sự.
Hướng dẫn giải:
a. Hôm nay con phải làm trực nhật, có cho con đi học sớm một chút không?
- Hôm nay con phải làm trực nhật, bố mẹ cho con đi học sớm một chút được không ạ?
b. Nếu hôm nay được điểm 10, có được đi xem phim không mẹ?
- Nếu hôm nay con được điểm 10, con có được đi xem phim không mẹ?
Bài 5 (trang 55 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Hãy thêm từ ngữ để tạo ra câu hỏi lịch sự.
Hướng dẫn giải:
a. Hà hỏi mẹ: - chiều nay mẹ nhớ đến đón con sớm được không ạ?
b. Tuấn hỏi Sơn: - Cậu có đi chơi đá bóng cùng tớ không?
c. Thu hỏi bố: Bố ơi, bố đã đọc cuốn Truyện cổ tích Việt Nam chưa ạ?
Bài 6 (trang 55 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Xây dựng dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả chiếc áo đồng phục của em.
Hướng dẫn giải:
Dàn ý:
a) Mở bài:
Giới thiệu về chiếc áo đồng phục của em: Chiếc áo đó đã có từ bao giờ? Đó là chiếc áo đồng phục của trường tên là gì?
b) Thân bài:
- Tả chung về chiếc áo:
+ Áo có màu gì?
+ Đó là chiếc áo sơ mi hay là áo cộc tay (hoặc áo khoác)?
+ Vải áo được may bằng chất liệu gì?
- Tả chi tiết:
+ Cổ áo trông như thế nào?
+ Thân áo vừa vặn hay rộng rãi?
+ Hàng cúc áo có đặc biệt không?
+ Tay áo trông ra sao?
+ Huy hiệu trường được gắn ở vị trí nào và có gì đẹp?
c) Kết bài:
- Sau khi đi học về, ai sẽ là người giặt áo? Em gấp áo hay treo áo ở đâu?
- Nêu tình cảm của em đối với chiếc áo: yêu thương, gắn bó và tự hào hơn về mái trường, …
Vui học (trang 56 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đố vui
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
Là gì?
Hướng dẫn giải:
- Đó là mái tóc.
Hãy đặt 1 câu đố về bộ phận cơ thể người theo cách của câu đố trên và chia sẻ với các bạn.
Hướng dẫn giải:
- Gợi ý câu đố tương tự:
Chỉ ở dưới mũi thôi
Mắt không nhìn thấy được
Cả khi em ngủ rồi
Còn phì phò vẫn thức?
(Là lỗ mũi)
Bài trước: Tuần 14 trang 49, 50, 51, 52 (trang 50 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1) Bài tiếp: Tuần 16 trang 57, 58, 59, 60, 61 (trang 58 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1)