Tuần 25 trang 25, 26, 27 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm ở trong gốc cây bỗng hóa nhộn nhịp. Ong thường thức dậy rất sớm, suốt ngày làm việc mà không nghỉ ngơi chút nào. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bay ra khỏi tổ, rong ruổi trên khắp nẻo đường để tìm mật. Ở các vườn xung quanh, hoa đã kết trái. Ong Thợ phải bay đi rất xa để tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng ra thênh thang. Ông Mặt Trời cười. Cái cười của ông ngày hôm nay thật rạng rỡ. Ong Thợ càng bay thẳng về phía trước.
Chợt từ xa 1 bóng đen đã xuất hiện. Đó là một thằng Quạ Đen. Nó bay về phía Ong Thợ, xoẹt sát ở bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình né tránh. Thằng Quạ Đen bèn đuổi theo nhưng không thể nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ lại tiếp tục thênh thang.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a) Tổ ong mật nằm ở đâu?
Hướng dẫn giải:
- Tổ ong mật nằm ở trong gốc cây.
b) Tổ ong mật bỗng nhiên hóa thành nhộn nhịp vào lúc nào?
Hướng dẫn giải:
- Tổ ong mật bỗng hoá nhộn nhịp vào mỗi lúc trời hé sáng.
c) Ong Thợ bay đi xa để làm gì?
Hướng dẫn giải:
- Ong Thợ bay đi rất xa để tìm mật trong những bông hoa vừa mới nở.
d) Em có nhận xét gì về Ong thợ?
Hướng dẫn giải:
- Ong thợ là một chú ong chăm chỉ và siêng năng.
Bài 2 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu dưới đây:
Hướng dẫn giải:
a) Trẻ em chính là tương lai của đất nước.
b) Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung để cấp nguồn nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.
c) Xe buýt là loại phương tiện giao thông chính của hệ thống giao thông ở thành phố.
d) Bà tôi là một giáo viên đã nghỉ hưu.
Bài 3 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Gạch chân dưới vị ngữ của các câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây. Vị ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo nên?
Hướng dẫn giải:
Cửa sổ là mắt của nhà thơ
Nhìn lên bầu trời rộng, nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
(Theo Phan Thị Thanh Nhàn)
- Những vị ngữ xác định được ở trên là cụm danh từ.
Bài 4 (trang 26 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Viết vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoạn thành các câu sau:
Hướng dẫn giải:
a. Bố là người đàn ông em yêu quý và kính trọng nhất trên đời này.
b. Anh hùng liệt sĩ là những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
c. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Bài 5 (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Khoanh vào chữ cái đứng trước các từ cùng nghĩa với từ dũng cảm sau.
a) gan góc
b) quả cảm
c) hèn nhát
d) anh dũng
e) can đảm
g) mưu trí
h) nhút nhát
i) kiên cường
Hướng dẫn giải:
Đáp án: Khoanh vào a, b, d, e, i
Bài 6 (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Chọn từ ngữ thích hợp cho trước để điền vào chỗ trống:
bạo gan, can trường, dũng cảm, can đảm.
Hướng dẫn giải:
a) Cù Chính Lan can trường đuổi theo và thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng của địch.
b) Anh Kim Đồng là một người liên lạc trẻ tuổi nhưng rất dũng cảm.
c) Hỡi những người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Các anh thật là can đảm.
d) Nó dám đi một mình qua bãi tha ma vào buổi đêm quả là bạo gan thật.
Bài 7 (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2): Sau đây là đoạn mở bài trực tiếp cho bài văn miêu tả cây bàng. Em hãy viết một đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn tả vây bàng.
Sân trường em có nhiều loại cây tỏa bóng mát như cây phượng, cây bằng lăng, cây xà cừ, … Nhưng em thích nhất vẫn là cây bàng cổ thụ được trồng trước cửa phòng học lớp em.
Hướng dẫn giải:
Tuổi học trò của mỗi người thường gắn liền những người bạn, thầy cô, mái trường, với hàng cây phượng vĩ hay những gốc cây xà cừ. Còn riêng bản thân tôi, nếu sau này phải rời xa mái trưởng tiểu học em sẽ luôn nhớ đến cây bàng già trước cửa lớp em.
Đố vui (trang 27 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2):
Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở đứng trên một con thuyền đi trên một dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt. Khi đi đến giữa dòng sông bỗng thuyền của bạn bị đâm thủng một lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ bị chìm và chắc chắn là bạn sẽ trở thành bữa ăn cho những con cá này. Bạn sẽ làm cách nào đơn giản nhất để giúp mình thoát khỏi cảnh này? ?? ?
(Sưu tầm)
*Cùng bạn giải câu đố trên.
* Chia sẻ câu đố với người thân và bạn bè để giúp em cùng giải.
Hướng dẫn giải:
Cách đơn giản nhất để thoát khỏi hoàn cảnh đó là không được tưởng tượng, chỉ cần không tưởng tượng nữa thì mọi thứ sẽ kết thúc.
Bài trước: Tuần 24 trang 22, 23, 24 (trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2) Bài tiếp: Tuần 26 trang 28, 29, 30, 31 (trang 29 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2)