Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Địa Lí 7
1. Ô nhiễm không khí
- Thực trạng: Không khí ô nhiễm ngày một tăng ở mức độ báo động.
- Nguyên nhân:
+ Khí thải của sự phát triển công nghiệp.
+ Hoạt động của giao thông, ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.
+ Hoạt động sinh hoạt của con người đã thải khói bụi vào không khí.
- Hậu quả:
+ Gây ra hiện tượng mưa axit. Làm cho cây cối bị chết, ăn mòn các công trình xây dựng.
+ Gây ra các bệnh về hô hấp.
+ Tăng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn.
- Biện pháp:
+ Cắt giảm khí thải, kí nghị định thư Ki-ô-tô.
+ Trồng rừng.
+ Hạn chế sử dụng năng lượng nguyên tử.
- Các nguồn nước bị ô nhiễm: từ nước biển, nước sông hồ, nước ngầm, …
- Thực trạng: Nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng tăng và ở mức độ báo động.
- Nguyên nhân:
+ Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, váng dầu, chất phóng xạ.
+ Lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt, …
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến ngành thủy sản, hủy hoại cân bằng sinh thái.
+ Gây ra hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ.
- Biện pháp:
+ Cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường, sử dụng hợp lí phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Hạn chế xảy ra sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác vận chuyển, đắm tàu, …
B. Trắc nghiệmCâu: 1 Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:
A. Bình thường.
B. Báo động.
C. Nghiêm trọng.
D. Rất nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức báo động.
Đáp án đúng là: B.
Câu: 2 Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:
A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.
C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.
D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu.
Các nguyên nhân làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà là do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, rò rỉ các chất phóng xạ và do cháy rừng, tro bụi phun ra từ các núi lửa.
Đáp án đúng là: A.
Câu: 3 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?
A. Mưa axít.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Tầng ô zôn bị thủng.
D. Thủy triều đỏ.
Tầng ô zôn bị thủng, làm cho các tia cực tím chiếu xuống mặt đất có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Đặc biệt là da.
Đáp án đúng là: C.
Câu: 4 Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?
A. Hoa Kì.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Đức.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Hoa Kì là nước có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Đáp án đúng là: A.
Câu: 5 Đâu không phải nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà?
A. Đô thị hóa.
B. Chất thải sinh hoạt.
C. Từ các váng dầu tràn ra biển.
D. Hoạt động phun trào núi lửa.
Các nguvên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là quá trình đô thị hóa. Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp và từ các váng dầu tràn ra biển.
Đáp án đúng là: D.
Câu: 6 Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng:
A. Thủy triều đen.
B. Thủy triều đỏ.
C. Triều cường.
D. Triều kém.
Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng “thủy triều đen” và ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.
Đáp án đúng là: A.
Câu: 7 Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm:
A. Nước biển, nước sông.
B. Nước sông, nước ngầm.
C. Nước biển, nước sông và nước ngầm.
D. Nước sông, nước hồ, nước ao.
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.
Đáp án đúng là: C.
Câu: 8 Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:
A. Kí hiệp định thương mại tự do.
B. Thành lập các hiệp hội khu vực.
C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.
D. Hạn chế phát triển công nghiệp.
Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất.
Đáp án đúng là: C.
Câu: 9 Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, … đổ ra biển gây ra hiện tượng:
A. Thủy triều đen.
B. Thủy triều đỏ.
C. Triều cường.
D. Triều kém
Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp, … đổ ra biển gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước.
Đáp án đúng là: B.
Câu: 10 Ở đới ôn hòa ô nhiễm môi trường:
A. Nước và đất.
B. Không khí và đất.
C. Nước, đại dương và đất.
D. Nước và không khí.
Ở đới ôn hòa, môi trường đang bị ô nhiễm đáng báo động. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước.
Đáp án đúng là: D.