Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Lịch sử 7 > Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - trang 16 VBT Lịch Sử 7

Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - trang 16 VBT Lịch Sử 7

Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Bài 1 trang 16 VBT Lịch Sử 7: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và châu Âu có những điểm khác nhau. Em hãy so sánh và hoàn thành bảng dưới đây:

Hướng dẫn trả lời:
Những điểm khác nhau trong sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và châu Âu (các nước phươn Tây).
Các nước phương Đông Các nước phương Tây
Thời gian chuyển sang chế độ phong kiến. Sớm, như ở Trung Quốc vào những thế kỉ trước công nguyên. Chế độ phong kiến xuất hiện muộn sơn, khoảng thế kỉ V, xác lập, hoàn thiện khoảng thế kỉ X.
Thời kì phát triển Phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc khoảng thế kỉ VII – VIII. Ở Đông Nam Á từ sau thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.
Quá trình suy vong Quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Quá trình khủng hoảng suy vong diễn ra nhanh chóng từ thế kỉ XV – XVI. Chủ nghĩa tư bản được hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến.

Bài 2 trang 17: Trong xã hội phong kiến, nền kinh tế có một số điểm chung. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là không phù hợp?

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp giữa chăn nuôi và nghề thủ công.
Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn hay lãnh địa.
Ruộng đất do địa chủ, lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông dân hay nông nô cày để thu tô thuế.
Kinh tế công thương phát triển mạnh ngay từ đầu.

Hướng dẫn trả lời:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp giữa chăn nuôi và nghề thủ công.

Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn hay lãnh địa.

Ruộng đất do địa chủ, lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông dân hay nông nô cày để thu tô thuế.

X

Kinh tế công thương phát triển mạnh ngay từ đầu.


Bài 3 trang 17:
Xã hội phong kiến có nhiều giai cấp. Hãy đánh dấu X vào ô trống trước tên những giai cấp mà em cho là có ở thời phong kiến?

Nông dân lĩnh canh hay nông nô.
Địa chủ, lãnh chúa phong kiến.
Địa chủ hoặc lãnh chúa phong kiến; nông dân lĩnh canh hay nông nô.
Tư sản và vô sản.

Hướng dẫn trả lời:

Nông dân lĩnh canh hay nông nô.

Địa chủ, lãnh chúa phong kiến.

X

Địa chủ hoặc lãnh chúa phong kiến; nông dân lĩnh canh hay nông nô.

Tư sản và vô sản.


Bài 4 trang 17:

a) Trong xã hội phong kiến, giai cấp nào là giai cấp thống trị và giai cấp nào là giai cấp bị trị?

b) Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy vị dụ ở phương Đông và châu Âu để minh họa.

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong xã hội phong kiến:

+ Giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị.

+ Nông dân lĩnh canh hay nông nô và các tầng lớp khác là giai cấp bị trị.

b) Thể chế quân chủ là chế độ nhà nước do vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành.

Ví dụ ở phương Đông và châu Âu:

- Ở phương Đông: Cụ thể như Trung Quốc, người đứng đầu đất nước là Hoàng đế / vua. Hoàng đế / Vua nắm mọi quyền hành.

- Ở châu Âu: Nhà nước quân chủ thống nhất được hình thành ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha, … đứng đầu là Vua.