Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT Lịch sử 7 > Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - trang 29 VBT Lịch Sử 7

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - trang 29 VBT Lịch Sử 7

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bài 1 trang 29 VBT Lịch Sử 7: Hãy viết tiếp vào các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

-Tài chính trong nước

-Nội bộ triều đình

-Đời sống nhân dân

-Tình hình biên cương

Hướng dẫn trả lời:

* Tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI:

- Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

- Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

- Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

Bài 2 trang 30:

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về âm mưu chuẩn bị đánh Đại Việt của nhà Tống:

Xúi giục Cham – pa đánh ta từ phía nam.
Cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại.
Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.
Lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người của ta theo Tống.

b) Chọn và điền các từ cho sẵn sau đây:

- đợi giặc

- đánh trước

- thế mạnh

- chiến thắng

- sẵn sàng

Vào chỗ (…) của câu dưới dây cho đúng với câu nói của Lý Thường Kiệt:

“Ngồi yên…, không bằng đem quân…để chặn... của giặc”

Hướng dẫn trả lời:

a)

Xúi giục Cham – pa đánh ta từ phía nam.

Cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại.

X

Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

Lôi kéo các tù trưởng dân tộc ít người của ta theo Tống.

b) Điền từ:

“Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

Bài 3 trang 30-31:

a) Dùng bút chì sáp mùa vẽ các đường tiên công của quân ta vào lược đồ trận tấn công Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm.

b) Mô tả diễn biến chính của trận tiến công theo bảng dưới đây:

Hướng dẫn trả lời:
a)
Bài 3 trang 30-31 VBT Lịch Sử 7 ảnh 1
b) Diễn biến của trận tiến công:
Cánh quân Người chỉ huy Lực lượng Đường tiến công
Đường bộ Thân Cảnh Phúc, Tông Đản Dân binh miền núi Đánh vào châu Ung
Đường thủy Lý Thường Kiệt Thủy binh, quân đội. Đánh vào châu Khâm, châu Liêm.

Bài 4 trang 31:

a) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu biểu thị quân dân Đại Việt chủ động tiến công nhà Tống là để phòng ngự:

Chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho tàng của giặc; đánh xong là rút quân về ngay.
Sau khi đánh xong, lập đồn trại đóng quân lâu dài.
Vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng để chiến đấu lâu dài.

b)Sau khi tiêu diệt xong thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì để chóng quân Tống. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn:

A. Cho quân nghỉ ngơi và nghĩ rằng quân Tống chưa thể đánh Đại Việt ngay.

B. Cho rằng quân nhà Tống sẽ sang báo thù ngay nên ráo riết bố phòng xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

C. Xây dựng pháo đài ở kinh thành Thăng Long.

Hướng dẫn trả lời:

a)

X

Chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho tàng của giặc; đánh xong là rút quân về ngay.

Sau khi đánh xong, lập đồn trại đóng quân lâu dài.

Cho quân sang nước ta cướp bóc, dò la tin tức; ngấm ngầm chuẩn bị lương thực, vũ khí.

b) Đáp án đúng là: B

Bài 5 trang 31-32:

a) Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bài thơ trên nói lên điều gì?

b) Đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời sai về lí do Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa khi quân Tống đang thua to:

Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đang ở thế cùng, lực kiệt.
Không làm tổn thương danh dự của nước láng giềng.
Không kích động sự hằn thù dân tộc để bảo đảm hòa bình lâu dài cho đất nước.
Quân dân Đại Việt đã mệt mỏi vì lương thực, vũ khí cạn kiệt, không muốn đánh nhau nữa.

Hướng dẫn trả lời:

a) Bài thơ trên khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt là bất khả xâm phạm. Hành động xâm lược của quân giặc là đi ngược lẽ trời và chúng ắt phải nhận quả báo.

b)

Không tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng đang ở thế cùng, lực kiệt.

Không làm tổn thương danh dự của nước láng giềng.

Không kích động sự hằn thù dân tộc để bảo đảm hòa bình lâu dài cho đất nước.

X

Quân dân Đại Việt đã mệt mỏi vì lương thực, vũ khí cạn kiệt, không muốn đánh nhau nữa.

Bài 6 trang 32:

a) Sau một lần tấn công thất bại ở Như Nguyệt, Quách Quỳ ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Điều này có ảnh hưởng gì đến thất bại cuối cùng của quân Tống?

b) Tại sao nói trận đánh ở Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Hướng dẫn trả lời:

a) Hành động của Quách Quỳ làm quân Tống ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. Tinh thần chiến đấu của quân Tống suy giảm.

b) Nói trận đánh ở Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, bởi vì: Sau trận đánh, quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

Bài 7 trang 32: Hãy nối các niên đại với các sự kiện lịch sử dưới đây cho đúng:

- Nhà Lý thành lập

- Đổi tên nước là Đại Việt

- Tấn công thành Ung Châu

- Chiến thắng ở Như Nguyệt

-Năm 1054

-Năm 1009

-Năm 1100

-Năm 1075

-Năm 1077

-Năm 1200

Hướng dẫn trả lời:

- Năm 1009: Nhà Lý thành lập

- Năm 1054: Đổi tên nước là Đại việt

- Năm 1075: Tấn công thành Ung Châu

- Năm 1077: Chiến thắng ở Như Nguyệt