Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - trang 23 VBT GDCD 7
Câu 1 (trang 23 VBT GDCD 7):
Hướng dẫn trả lời:
Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với tự nhiên, với đất nước, môi trường sống, được mọi người thừa nhận và tuân theo, nếu vi phạm sẽ bị lên án, phê phán.
Kỉ luật là quy định chung của tập thể, của xã hôi buộc mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động, công việc, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Câu 2 (trang 23):
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về đạo đức | Ví dụ về kỉ luật |
Vâng lời ông bà, cha mẹ, có hiếu với bố mẹ, kính trên, nhường dưới, kính trọng thầy cô, yêu thương anh chị em, bạn bè, đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh | Thực hiện nội quy của trường, của lớp, không gây gổ, đánh nhau với bạn bè, đi học đúng giờ, thực hiện mặc đồng phục đến trường, tham gia giao thông nghiêm túc. |
Câu 3 (trang 24):
Hướng dẫn trả lời:
Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau:
Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật
Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức
Câu 4 (trang 24):
Hướng dẫn trả lời:
Con người cần sống có đạo đức và kỉ luật vì: Giúp con người định hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển lành mạnh.
+ Sống có đạo đức giúp ta nhẹ nhàng, thanh thản, hạnh phúc hơn, được mọi người yêu quý, kính trọng hơn. Nó đảm bảo cho một xã hội loài người phát triển ổn định, bề vững.
Câu 5 (trang 24):
Hướng dẫn trả lời:
Bác Huân trong xóm em là người từng làm việc trong quân đội nên bác là người rất phép tắc, kỉ luật. Sau khi về hưu bác trở thành tổ trưởng tổ dân phố của khu dân cư em đang sống. Nhờ có bác, nếp sống khu dân cư trở nên lành mạnh, tiến bộ hơn. Bác đưa nhiều quy định chung của khu phố và được mọi người tán dương, ủng hộ. Ngoài ra, Bác còn là một người sống rất tình cảm, luôn yêu thương, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình nào có người ốm bác đều đến thăm hỏi, chưa bao giờ bác để mất lòng ai trong khu phố. Bác luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 6 (trang 24): Hành vi nào dưới đây vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật?
A. Ninh vừa học bài vừa nói chuyện với mẹ
B. Tuấn thường xuyên đi học đúng giờ và lễ độ với các thầy cô
C. Hải vừa ghi bài cho mình, vừa ghi bài cho bạn trong giờ học ơ lớp
D. Hoàng chăm chỉ và học giỏi nhưng hay coi thường các bạn khác
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng là B. Tuấn thường xuyên đi học đúng giờ và lễ độ với các thầy cô
Câu 7 (trang 25):
Hướng dẫn trả lời:
Việc làm, biểu hiện | Đạo đức | Kỉ luật |
A. Giúp đỡ người già yếu và em nhỏ | x | |
B. Đi học đúng giờ và làm bài đầy đủ | x | |
C. Chăm học, chăm làm | x | |
D. Lễ phép với người lớn | x | |
E. Giữ trật tự trong giờ học | x | |
F. Giữ đúng lời hứa với mọi người | x | |
G. Giúp bạn trong học tập để bạn trở thành học sinh khá | x | |
H. Nhường nhịn em nhỏ hơn mình | x | |
K. Làm vệ sinh lớp học sạch sẽ | x | |
L. Giữ gìn, bảo vệ cây xanh trong trường | x |
Câu 8 (trang 25):
Hướng dẫn trả lời:
1. Chi tiết cho thấy Miên là người vi phạm đạo đức đó là: Chểnh mảng học hành, chơi bời lêu lổng, cãi lời mẹ.
Chi tiết cho thấy Miên là người vi phạm kỉ luật đó là: Trốn học ở trường.
2. Bài học rút ra từ tình huống trên: Phải biết chọn bạn để chơi, không đua đòi lêu lổng, phải biết lắng nghe những lời khuyên nhủ của người lớn, không nên cãi lời.
II. Bài tập nâng caoCâu 1 (trang 26):
Hướng dẫn trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì, theo em dù ở lứa tuổi nào cũng luôn cần sống có đạo đức và kỉ luật. Kỉ luật giúp con người ta sống có phép tắc, khuôn khổ, giúp cho ta đi đúng hướng. Đặc biệt là học sinh phổ thông, đang ở độ tuổi mới lớn đôi khi còn chưa tự ý thức, làm chủ được hành vi của mình nên đặc biệt cần rèn luyện tính kỉ luật.
Câu 2 (trang 27):
Hướng dẫn trả lời:
1. Biểu hiện của bạn Huy là không có ý thức tập thể, ý thức kỉ luật, không hòa đồng và tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Điều này là vô cùng đáng chê trách.
2. Em không đồng tình với ý kiến của bạn lớp phó. Là vì khi bạn Huy chưa có ý thức kỉ luật, ý thức tập thể thì bạn bè trong lớp cần có trách nhiệm giúp đỡ bạn nhận ra được điều đó và sửa đổi. Ý thức học tập chưa tốt, không thích tham gia vào các hoạt động tập thể không phải bản tính của con người cho nên hoàn toàn có thể thay đổi, sửa chữa được.
3. Nếu có một người bạn như Huy, em sẽ khuyên bạn cần thay đổi ý thức học tập của mình, không ai tự dưng có thể giỏi giang và cũng không ai là yếu kém, quan trọng là ý thức học tập, rèn luyện của mỗi người. Sau đó, em sẽ chỉ ra cho bạn ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp và khuyên bạn nên thay đổi những suy nghĩ và hành động của mình.
Câu 3 (trang 27):
Hướng dẫn trả lời:
Một số việc làm vừa là biểu hiện của đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật như:
- Biết kính trọng thầy cô giáo, công nhân viên trong nhà trường
- Không quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử
- Biết ăn năn, hối lỗi khi làm điều sai
- Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
Bài trước: Bài 3: Tự trọng - trang 19 VBT GDCD 7 Bài tiếp: Bài 5: Yêu thương con người - trang 28 VBT GDCD 7