Bài 2: Trung thực - trang 12 VBT GDCD 7
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 12 VBT GDCD 7):
Bài giải:
Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải
Mỗi chúng ta cần phải sống chân thực bởi vì: Đây là đức tính quý báu giúp nâng cao phẩm giá con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, kính trọng, xã hội sẽ trở nên văn minh, tiến bộ, lành mạnh hơn
Câu 2 (trang 13):
Bài giải:
Một số biểu hiện của trung thực:
- Trong học tập: Không gian lận trong thi cử, nhận khuyết điểm khi mắc lỗi, không bao che cho người khác, chủ động tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập, không dựa dẫm, ỷ lại.
- Trong công việc: Chủ động hoành thành công việc, không nói dối cấp trên, bao che cho cấp dưới, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ
- Trong quan hệ với thầy, cô giáo: Không nói dối thầy cô, không nói sai về thầy cô,..
- Trong quan hệ với bạn bè: không nói xấu, nói sai về bạn bè, không ăn cắp đồ dùng học tập của bạn bè, thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn, không nói dối các bạn.
- Trong sinh hoạt tập thể: Dám nhận khuyết điểm trước tập thể khi mặc lỗi, công bằng trong khi giải quyết mọi việc, không bao che, thiên vị.
- Trong gia đình: Không nói dối cha mẹ, dám nhận những khuyết điểm với gia đình khi bản thân mắc lỗi,..
- Ngoài xã hội: Nhặt được của rơi trả người đánh mất, không bợ đỡ, xu nịnh người khác, dũng cảm chống lại những cái xấu xa.
Câu 3 (trang 14):
Bài giải:
- Bản thân em đã sống rất trung thực
- Biểu hiện: Không gian lận trong thi cử, không chép bài của bạn, tự giác giải quyết các nhiệm vụ học tập, không nói xấu, nói những điều không đúng về người khác, dám chỉ ra những khuyết điểm của người khác, không bao che, dám nhận đứng ra nhận lỗi khi mắc lỗi,...
Câu 4 (trang 14):
Bài giải:
Những việc làm, biểu hiện thể hiện lối sống trung thực trong cuộc sống: Dám đứng lên nhận lỗi của mình, không bao che cho cái xấu, cái ác, bảo vệ lẽ phải không ngại khó khăn, nguy hiểm, nhặt được của rơi trả người đánh mất, dũng cảm nhận lỗi của mình, không nói xấu người khác
Câu 5 (trang 14):
Bài giải:
- Những biểu hiện trung thực trong lớp: Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, dám chỉ ra các mặt hạn chế của bạn, không gian lận trong thi cử, không nói dối thầy cô, bạn bè.
- Những biểu hiện thiếu trung thực trong lớp: Quay cóp bài của bạn, sử dụng phao trong các kì thi, các kì kiểm tra, nói dối thầy cô để nghỉ học, giả mạo chữ kí phụ huynh trong đơn xin nghỉ học, nói xấu bạn bè trong lớp.
- Để khắc phục tình trong thiếu trung thực, tập thể lớp đã lập ra bảng nội quy với những hình phạt thích đáng cho các hành vi thiếu trung thực, khuyên can những bạn có biểu hiện thiếu trung thực cần sửa đổi
Câu 6 (trang 14): Hành vi nào dưới đây thể hiện tính trung thực?
A. Cho bạn chép bài của mình trong khi thi
B. Nói thật với bạn bè
C. Phê bình, góp ý khi bạn có khuyết điểm
D. Im lặng khi thấy bạn có khuyết điểm
E. Nhờ bạn làm hộ bài tập về nhà
G. Không làm được bài nhưng không nhìn bài bạn trong khi thi
Bài giải:
Đáp án đúng là B, C, G
Câu 7 (trang 15):
Bài giải:
a. Em không đồng ý với cách xử sự củ bạn Minh, bởi đó là hành vi thiếu trung thực, nói dối mẹ
b. Nếu có bạn như Minh, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, em sẽ chỉ rõ ra cho bạn thấy việc làm của Minh là hành vi thiếu trung thực, nếu bị mẹ phát hiện, Minh sẽ hoàn toàn bị đánh mất niềm tin và chắc chắc sẽ bị mẹ xử lí nghiêm. Đặc biệt, nói dối một lần rồi nhiều lần sẽ trở thành thói quen, Minh sẽ làm mất đi nhân cách của mình
Câu 8 (trang 15):
Bài giải:
Biểu hiện | Trung thực | Không trung thực |
A. Luôn bênh vực những người nói và làm đúng | x | |
B. Chỉ nói thật với bản thân, nói sai với bạn khác | x | |
C. Sẵn sàng nhận lỗi về mình khi làm việc chưa tốt | x | |
D. Che giấu khuyết điểm cho bạn vì sợ bạn buồn | x | |
E. Nhận lỗi thay cho bạn | x | |
G. Nhặt được của rơi trả người đánh mất | x |
Câu 9 (trang 16): Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?
A. Ném đá giấu tay
B. Dũng cảm, hi sinh quên mình
C. Ăn ngay nói thẳng
D. Thật thà là cha quỷ quái
E. Tay bắt mặt mừng
G. Hả dạ hả lòng
H. Đường đi chóng tối, nói dối chóng cùng
Bài giải:
Những đáp án đúng là: A, D, E, G
Câu 10 (trang 16):
Bài giải:
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Thẳng như ruột ngựa
- Thuốc đắng giã tật/Sự thật mất lòng
- Mất lòng trước được lòng sau
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
II. Bài tập nâng caoCâu 1 (trang 16):
Bài giải:
Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính trung thực bởi vì: Đây là một đức tính qúy báu của con người, sống trung thực sẽ được mọi người yêu thương, kính trọng, nâng cao phẩm giá của bản thân, phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, đang trong quá trình học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, cho nên việc có trong mình đức tính trung thực là vô cùng cần thiết.
Câu 2 (trang 17):
Bài giải:
a. Việc bác sĩ giấu ông Truyền về tình trạng bệnh của ông không phải là biểu hiện của thiếu trung thực. Vì việc bác sĩ nói dối không làm ảnh hưởng đến người khác thậm chí còn có ích cho người bệnh.
b. Việc làm của bác sĩ là có lợi bởi lẽ: Nó sẽ giúp ông Truyền có niềm tin, lạc quan hơn vào sự sống của mình.
Câu 3 (trang 17):
Bài giải:
Linh Trang là bạn thân nhất trong lớp của em, bạn không những học rất giỏi mà còn vô cùng giản dị, trung thực. Hôm trước trên đường đi học về, Linh Trang có nhặt được một chiếc ví do ai đó đã đánh rơi. Mở ví ra, bạn thấy trong đó có giấy tờ tùy thân và một số tiền khá lớn. Linh Trang đã rủ em tới đồn công an với mong muốn trả lại chiếc ví về cho đúng chủ của nó. Linh Trang đã được các chú công an khen ngợi và đem câu chuyện đó báo với nhà trường, Linh Trang đã được thầy cô và bạn bè biểu dương, khen ngợi trước cờ, đó chính là niềm vui, niềm vinh hạnh và phần thưởng xứng đáng cho người trung thực, tốt bụng.
Câu a (trang 19):
Bài giải:
Việc ông lão trả lại chiếc nhẫn cho chủ đã thể hiện tấm lòng trung thực, không tham lam của người nông dân lương thiện
Câu b (trang 19):
Bài giải:
Bài học được rút ra trong câu truyện trên:
+ Thứ nhất, nếu biết sống trung thực, lương thiện thì sẽ nhận lại những điều tốt (giống như ông lão ăn xin sẽ không phải chịu đói mỗi ngày), con người lương thiện sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
+ Thứ hai, không nên keo kiệt chi li, toan tính khi báo đáp người khác.
Bài trước: Bài 1: Sống giản dị - trang 5 VBT GDCD 7 Bài tiếp: Bài 3: Tự trọng - trang 19 VBT GDCD 7