Trang chủ > Lớp 7 > Giải VBT GDCD 7 > Bài 3: Tự trọng - trang 19 VBT GDCD 7

Bài 3: Tự trọng - trang 19 VBT GDCD 7

I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Câu 1 (trang 19 VBT GDCD 7):

Bài giải:

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Ví dụ thể hiện lòng tự trọng như: Giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, không quay cóp bài, không van nài, xin xỏ người khác,...

Câu 2 (trang 19):

Bài giải:

Mỗi con người đều cần phải có lòng tự trọng bởi đây là phẩm chất cao quý, tốt đẹp của con người, giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín của mỗi người, nhận được sự tôn trọng, yêu quý của người khác.

Câu 3 (trang 20):

Bài giải:

Tự trọng Thiếu tự trọng
Kính trọng thầy cô, giữ đúng lời hứa, không quay cóp bài bạn, không cướp đoạt thành quả của người khác, cư xử đàng hoàng, dũng cảm nhận lỗiSai hẹn, không biết ăn năn, không biết xấu hổ, nịnh bợ luồn cúi, dối trá không trung thực

Câu 4 (trang 20):

Bài giải:

- Trong học tập: Không quay cóp bài, không nhận những thành quả của bạn khác về mình, không nói xấu bạn

- Trong sinh hoạt tập thể của trường, lớp, Đội: Làm tròn trách nhiệm, bổn phận mình được phân công, dám đứng ra chịu trách nhiệm về mọi hành động, việc làm của mình

- Trong quan hệ với thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng thầy cô, không nịnh bợ thầy cô để xin điểm, không nói dối thầy cô

- Trong gia đình: Kính trọng ông bà, cha mẹ, biết yêu thương người thân,...

- Trong quan hệ với bạn bè và người khác: Không thất hứa, không sai hẹn, không luồn cúi,...

Câu 5 (trang 21): Khẳng định nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?

A. Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu

B. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình

C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người

D. Tự trọng là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân

Bài giải:

Lựa chọn đáp án B

Câu 6 (trang 21): Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?

A. Chết vinh còn hơn sống nhục

B. Đói cho sạch, rách cho thơm

C. Gió chiều nào xoay chiều ấy.

D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

E. Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay

G. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Bài giải:

Đáp áp đúng là A, B, E

Câu 7 (trang 21):

Bài giải:

Hôm đó, là buổi chiều học phụ đạo của lớp, Khánh và Đăng có đùa nghịch chạy đuổi nhau làm vỡ bình hoa của lớp. Khánh vô cùng sợ hãi nói với Đăng mặc kệ mọi chuyện và coi như bình hoa tự vỡ, dù sao các bạn trong lớp cũng không ai tận mắt chứng kiến thấy hai đứa là vỡ. Thế nhưng lòng tự trọng không cho phép Đăng làm điều đó, Đăng bác bỏ ý kiến của Khánh và khuyên bạn nên đi nhận lỗi với cô và các bạn. Sáng hôm sau, sau tiết ra chơi, hai bạn đã lên gặp cô trình bày sự việc và xin lỗi cô cùng cả lớp. Cô giáo không trách mắng mà còn ngợi khen hai bạn đã dũng cảm nhận lỗi của mình.

Bài học được rút ra: Khi bạn dũng cảm thừa nhận lỗi của mình, bạn sẽ được người khác tha thứ và yêu thương hơn thay vì cố gắng che đậy những lỗi lầm đó.

Câu 8 (trang 22):

Bài giải:

a. Với hành động của Lan như vậy, em rất đồng tình và ủng hộ. Bạn cho em thấy bạn là một người có lòng tự trọng, bằng lòng với kết quả mà tự bản thân làm được, không vì điểm số mà đi chép bài của người khác. Hành động động của Lan thật đáng ngợi khen

b. Qua bài đọc, em thấy mình cần học tập, noi theo tấm gương của Lan. Em sẽ không gian lận trong thi cử, không quay cóp bài của các bạn khác.

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 (trang 22):

Bài giải:

Câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm” gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng:

Nghĩa đen: Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, cuộc sống khó khăn, không đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo có thế rách, vá chằng vá chịt nhưng vẫn phải sạch sẽ, thơm tho, không có mùi hôi, bẩn thỉu.

Nghĩa bóng: Khuyên dạy con người dù có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ được bản chất tốt đẹp, trong sạch và thiện lương của mình.

Câu 2 (trang 22):

Bài giải:

Theo em, người có tính trung thực chính là người có lòng tự trọng. Bởi vì: Người trung thực là người không nói dối, luôn tôn trọng sự thật nên họ được mọi người hoàn toàn tin tưởng, kính trọng. Những người tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, tôn trọng lẽ phải chính là người biết tự trọng

Câu 3 (trang 23):

Bài giải:

Em hoàn toàn khồng đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì: Tự trọng không đồng nghĩa với cứng nhắc, bảo thủ gây cản trở công việc mà ngược lại lối sống tự trọng sẽ giúp cho mọi người tôn trọng và yêu quý ta nhiều hơn, điều này rất thuận lợi cho công việc.