Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trang 96 VBT GDCD 7
I. Bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Câu 1 (trang 96 VBT GDCD 7):
Hướng dẫn trả lời:
Các bức ảnh nói về những nhiệm vụ của Quốc hội:
+ Trả lời chất vấn của các cử tri,
+ Họp và thảo luận để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,...
Câu 2 (trang 97):
Hướng dẫn trả lời:
Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã trải qua các tên gọi:
- Văn Lang (258 TCN)
- Âu Lạc (208 TCN)
- Vạn Xuân (Từ năm 544 đến năm 602)
- Đại Cồ Việt (từ năm 968 – năm 1054)
- Đại Việt (từ năm 1054 – năm 1804)
- Đại Ngu (từ năm 1400)
- Việt Nam (từ thời nhà Nguyễn đến CMT8)
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 – 1954)
- Việt Nam Cộng Hòa (1955 – 1975)
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1975 – nay)
Câu 3 (trang 97):
Hướng dẫn trả lời:
Nhà nước Việt Nam là hệ thống có 4 cơ quan:
- Cơ quan quyền lực (hay còn gọi là cơ quan đại diện (lập pháp))
- Cơ quan hành chính (hành pháp)
- Cơ quan xét xử (tư pháp)
- Cơ quan kiểm sát (công tố)
Câu 4 (trang 97):
Hướng dẫn trả lời:
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Có 3 nhiệm vụ chính:
+ Lập hiến, Lập pháp
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
+ Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước
Câu 5 (trang 98):
Hướng dẫn trả lời:
- Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhiệm vụ của chính phủ: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Câu 6 (trang 98):
Hướng dẫn trả lời:
- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp tỉnh gồm có:
+ Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố),
+ Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố),
+ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố),
+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố)
- Các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp huyện gồm có:
+ Hội đồng nhân dân huyện (Quận, thị xã),
+ Ủy ban nhân dân huyện (Quận, thị xã),
+ Tòa án nhân dân huyện (Quận, thị xã),
+ Viện kiểm sát nhân dân huyện (Quận, thị xã)
Câu 7 (trang 98):
Hướng dẫn trả lời:
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập ở các cấp tỉnh, huyện, xã.
- Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:
+ Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân: Tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết.
+ Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân: Quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty; xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng trong tỉnh, … Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp Huyện: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp trên; Quản lý công tác tổ ch
Câu 8 (trang 98): Câu nào dưới đây đúng nhất khi nói về Quốc hội?
A. Quốc hội là cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính cao nhất nhà nước cao nhất
B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Quốc hội là cơ quan dân cử
D. Quốc hội là cơ quan có quyền ban hành pháp luật
Hướng dẫn trả lời:
Câu đúng nhất khi nói về Quốc hội là B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 9 (trang 98): Khẳng định nào là đúng nhất về Chính phủ?
A. Chính phủ do dân bầu ra
B. Chính phủ có quyền ban hành luật
C. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
D. Chính phủ là cơ quan quan lí kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước
Hướng dẫn trả lời:
Khẳng định đúng nhất về Chính phủ là C. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
Câu 10 (trang 98):
Hướng dẫn trả lời:
Em đồng ý với ý kiến của Hằng, tại vì đây là hai cơ quan toàn toàn khác nhau. Cụ thể: Quốc hội là cơ quan lập pháp còn Chính phủ là cơ quan hành pháp. Mỗi cơ quan lại có bộ máy tổ chức và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau.
Câu 11 (trang 98):
I | II |
A. Cơ quan quyền lực nhà nước | 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự |
B. Cơ quan xét xử | 2. Chính phủ, Ủy bạn nhân dân các cấp |
C. Cơ quan hành chính nhà nước | 3. Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự |
D. Cơ quan kiểm sát | 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp |
Hướng dẫn trả lời:
A – 4; B – 3; C – 2; D – 1
II. Bài tập nâng caoCâu 1 (trang 98):
Hướng dẫn trả lời:
Đối với em, cơ quan nhà nước ở địa phương là rất cần thiết. Để xây dựng cơ quan nhà nước ở địa phương, em cần phải:
- Tôn trọng các cán bộ nhà nước
- Tuân theo những quy định của cơ quan nhà nước
- Chấp hành những phương án giải quyết do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra
- Không gây rối, gây mất trật tự nơi cơ quan nhà nước
Câu 2 (trang 100):
Hướng dẫn trả lời:
Nói Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước bởi vì: Theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Hiến pháp giao cho Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Bài trước: Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - trang 90 VBT GDCD 7 Bài tiếp: Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) - trang 100 VBT GDCD 7