Bài 4: Lễ độ (Giải VBT GDCD 6)
Câu 1:
Trả lời:
Sự lễ độ có thể mang lại những điều tốt đẹp cho con người, nó khiến người ta trở thành 1 con người có đạo đức, văn hóa, giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn và làm cho xã hội văn minh hơn.
Câu 2:
Trả lời:
Để là một người có cư xử lễ độ, em phải:
- Tôn trọng, quý mến mọi người
- Trong giao tiếp cần có cách cư xử đúng mực
- Lịch sự, hòa nhã với mọi người
- Kính trên nhường dưới
Câu 3:
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì lễ độ là một cách ứng xử khéo léo, đúng chừng mực của mỗi người trong giao tiếp, thể hiện được sự yêu quý, tôn trọng, điều này khác hẳn so với sự xum xoe, khúm núm lấy lòng người khác.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự thiếu lễ độ:
Trả lời:
C. Không chào thầy cô giáo không dạy mình
Câu 5: Câu nào sau đây thể hiện sự thiếu lễ độ?
Trả lời:
C. Ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa
Câu 6:
Trả lời:
Ở trường | Ở nhà | Ngoài xã hôi |
- Kính trọng thầy cô - Lễ phép chào hỏi tất cả các thầy cô giáo trong trường - Trật tự lắng nghe giảng - Tôn trọng bảo vệ, nhân viên trong phòng - Luôn biết ơn, ghi nhớ công lao cô thầy |
- Lễ phép với bố mẹ, ông bà - Gọi dạ bảo vâng - Lắng nghe và tiếp thu những lời khuyên từ người lớn - Kính trên nhường dưới - Yêu quý và kính trọng ông bà cha mẹ |
- Hòa nhã với tất cả mọi người - Lịch sự, cởi mở với người khác - Biết ơn với những người đã giúp đỡ mình - Chào hỏi, niềm nở với đồng nghiệp - Không nói tục và chửi bậy |
Câu 7:
Trả lời:
a. Hành vi của Thảo đã thể hiện sự thiếu lễ độ với người bà của mình
b. Bài học: Khi giao tiếp với ông bà thì cần phải thể hiện sự lễ phép, kính trọng, tình cảm, nhẹ nhàng không được cáu gắt.
Câu 8:
Trả lời:
Em không đồng tình với những lời nhận xét của các bạn trong lớp 7A. Bởi vì cách ứng xử của bạn Hương đã thể hiện sự lễ độ, kính trọng thầy cô, ngoan ngoan lễ phép và rất đúng mực của một người học sinh.
Câu 9:
Trả lời:
Theo em, việc giáo dục sự lễ độ cho trẻ em dưới năm tuổi là một điều vô cùng cần thiết. Bởi tính cách của con người là được định hình ngay từ khi còn nhỏ thông qua sự giáo dục và uốn nắn dần dần. Cho nên việc giáo dục sự lễ độ là việc quan trọng cần phải giáo dục ngay từ lúc trẻ bắt đầu có nhận thức.
Câu 10:
Trả lời:
Tiên học lễ hậu học văn
Tôn sư trọng đạo
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Kính trên nhường dưới
II. Bài tập nâng cao
Câu 1:
Trả lời:
- Nghĩa đen: Lời nói là một công cụ giao tiếp phổ biến của con người giao tiếp sử dụng để biểu đạt tâm tư tình cảm. Lời nói không mất tiền mua và cũng không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải là một thứ hữu hình, chính vì vậy con người cần phải biết lựa lời mà nói làm sao để vừa lòng nhau.
- Nghĩa bóng: Khẳng đinh lời nói là một thứ có sẵn ở mỗi người, không cần mất tiền mua và cũng không thể dùng tiền mua được, chính vì vậy mà mỗi người cần phải biết chọn lời hay ý đẹp để nói với nhau làm sao cho ai cũng hài lòng, vui vẻ.
- Ý nghĩa: câu tục ngữ đã khẳng định ý nghĩa và giá trị của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày
Câu 2:
Trả lời:
Một vài trường hợp:
- Nhờ bạn giúp mình mua sách và tìm tài liệu học tập
- Thuyết phục bố mẹ để cho mình đi học thêm bơi lội
- Khi bị cô giáo khiển trách thì thành tâm nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi
III. Truyện đọc, thông tin
- Người mẹ trong câu chuyện trên là 1 người biết ứng xử khéo léo, biết tôn trọng bề trên, lịch sự, lễ độ thể hiện nếp sống có văn hóa.
- Liên hệ: Trong gia đình Hà Nội xưa, từ cách ăn uống, đi đứng, nói năng cho tới cách giao tiếp ứng xử cũng được giáo dục và uốn nắn một cách có khuôn phép: Đi đứng nhẹ nhàng, nói năng lễ phép nhỏ nhẹ, ăn uống từ tốn, cần phải biết kính trọng và lễ phép với bề trên, biết bảo ban người dưới, có cách cư xử lịch thiệp và văn minh.
Bài trước: Bài 3: Tiết kiệm (Giải VBT GDCD 6) Bài tiếp: Bài 5: Tôn trọng kỷ luật (Giải VBT GDCD 6)