Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Địa Lí 6 > Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (trang 28 sgk Địa Lí 6)

Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (trang 28 sgk Địa Lí 6)

(trang 28 sgk Địa Lí 6): - Dựa vào hình 24, cho biết tại sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?

Trả lời:

- Đường phân chia sáng tối (ST) vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, còn đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) lại nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33’.

- Vì vậy chúng không trùng nhau.

(trang 28 sgk Địa Lí 6): - Quan sát hình 24, cho biết:

+ Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó còn được gọi là đường gì?

+ Vào ngày 22-12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó còn được gọi là đường gì?

Trả lời:

- Vào ngày 22 – 6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27’B. Vĩ tuyến này được gọi là đường chí tuyến Bắc.

- Vào ngày 22 – 12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27’N. Vĩ tuyến này được gọi là đường chí tuyến Nam.

(trang 29 sgk Địa Lí 6): - Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Sự khác nhau về độ dài của ngày và đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng là A', B' ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12.

+ Độ dài của ngày và đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở địa điểm C nằm trên đường Xích Đạo

Trả lời:

- Vào ngày 22 – 6, tại các điểm A và B ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm và ngược lại tại các điểm tương ứng là A, B ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn so với ban ngày. Vào ngày 22 – 12, tại các điểm là A, B ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn so với ngày và các địa điểm tương ứng là A, B ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn so với ban đêm.

- Điểm C nằm trên đường xích đạo, trong ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12 có độ dài ngày và đêm là như nhau.

(trang 29 sgk Địa Lí 6): - Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày, đêm ở các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam của 2 nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam là các đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài của cả ngày và đêm ở 2 điểm Cực như thế nào?

Trả lời:

- Vào ngày 22 - 6 và ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có ngày dài trong suốt 24 giờ, trong khi đó tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có đêm dài trong suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có đêm dài trong suốt 24 giờ và tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có ngày dài suốt cả 24 giờ. Vĩ tuyến 66o33’ Nam là đường vòng cực Nam và vĩ tuyến 66o33’ Bắc là đường vòng cực Bắc.

- Vào ngày 22 – 6, ở điểm cực Bắc có ngày dài trong suốt 24 giờ; ở điểm cực Nam có đêm dài trong suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, tại điểm cực Bắc có đêm dài trong suốt 24 giờ; ở điểm cực Nam lại có ngày dài suốt 24 giờ.

Câu 1: Dựa vào hình 24, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong hai ngày 22-6 và 22-12?


Đáp án:

- Vào ngày 22 – 6, nửa cầu Bắc sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) và trục Trái Đất (BN) không trùng nhau, nên những địa điểm ở khu vực nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm còn những địa điểm ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày.

- Vào ngày 22 – 12, ở nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) và trục Trái Đất (BN) không trùng với nhau, nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày còn các địa điểm ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm.

Câu 2: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?

Đáp án:

Trong khi quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Nam, có lúc chúc nửa cầu Bắc về phía Mặt trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) và trục Trái Đất không trùng nhau nên các địa điểm ở nửa cầu Nam và nửa cầu Bắc có hiện tượng ngày, đêm ngắn khác nhau theo vĩ độ.

Câu 3:Dựa vào bảng dưới đây, hãy giải thích vì sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Vĩ độ66o33’B70oB75oB80oB85oB90oB
Số ngày có ngày dài suốt 24h165103134161186

Đáp án:

Từ vĩ độ 66o33’ là đường vòng cực Bắc, bắt đầu ngày có 24 giờ. Càng lên những vĩ độ cao thì góc chiếu Mặt Trời sẽ càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực (90oB).