Bài 16: Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn (trang 51 sgk Địa Lí 6)
Câu 1: Hãy cho biết:
- Đường đồng mức là các đường nào?
- Tại sao dựa vào những đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta lại có thể biết được hình dạng của địa hình?
Đáp án:- Đường đồng mức là các đường nối các điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
- Những đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình cũng càng dốc, các đường đồng mức càng thưa thì địa hình ở đó có độ dốc càng nhỏ.
Câu 2: Dựa vào các đường đồng mức, hãy tìm những đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
- Hãy xác định trên lược đồ trong hình 44 hướng tới đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
- Hãy cho biết sự chênh lệch về độ cao của 2 đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào những đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2 và B3.
- Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 theo đường chim bay.
- Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía tây và phía đông của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
Đáp án:- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là hướng tây – đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức là 100m.
- Độ cao của đỉnh: A2: trên 600m; A1: 900m; B1: 500m; B2: 650m; B3: trên 500m
- Đỉnh A1 cách đỉnh A2 khoảng 7.500m.
- Sườn phía tây của A1 dốc hơn sườn phía đông (Những đường đồng mức ở phía tây sát gần nhau hơn).
Bài trước: Bài 15: Các mỏ khoáng sản (trang 49 sgk Địa Lí 6) Bài tiếp: Bài 17: Lớp vỏ khí (trang 52 sgk Địa Lí 6)