Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Địa Lí 6 > Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (trang 81 sgk Địa Lí 6)

Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (trang 81 sgk Địa Lí 6)

(trang 81 sgk Địa Lí 6): - Hãy quan sát các hình 67,68, sau đó hãy cho biết sự phát triển của thực vật ở 2 nơi này khác nhau như thế nào? Vì sao như vậy?

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 ảnh 1
Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 ảnh 2

Trả lời:

- Quan sát hình 67 (kiểu rừng mưa nhiệt đới), ta thấy: rừng rậm với rất nhiều loài cây mọc chen chúc, mọc thành nhiều tầng. Nguyên nhân là vì nơi đây có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.

- Quan sát hình 67 (hoang mạc nhiệt đới), ta thấy: thực vật thưa thớt, cằn cỗi, lác đác chỉ có ít cây xương rồng và các bụi cỏ gai. Nguyên nhân là vì tính chất khí hậu nơi đây vô cùng khô hạn.

(trang 81 sgk Địa Lí 6): - Hãy quan sát hình 69,70 và hãy cho biết tên những loài động vật trong mỗi miền. Vì sao những loài động vật giữa 2 miền lại có sự khác nhau?

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 ảnh 3

Trả lời:

- Hình 69: Đài nguyên. Bao gồm: Chim, sư tử, hải cẩu, tuần lộc.

- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm: Voi, gà rừng, sư tử, chim, hươu, ngựa.

→ Nguyên nhân chính là vì Khí hậu. Đài nguyên khí hậu lạnh, động vật ít; đồng cỏ nhiệt đới có kiểu khi hậu ẩm, nóng hệ động vật đa dạng và phong phú.

(trang 82 sgk Địa Lí 6): - Hãy kể tên một vài loại động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Trả lời:

- Một số động vật ngủ đông như: chuột, gấu bắc cực, sóc...

- Một số động vật di cư như: chim én, vịt trời, gấu bắc cực, ngỗng xám, thiên nga…

(trang 82 sgk Địa Lí 6): - Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa các loài động vật và thực vật.

Có thực vật thì mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ thì mới có các loài động vật ăn thịt. Nếu thực vật ở các miền ít dần đi thì động vật ăn thịt và ăn cỏ cũng ít dần đi.

(trang 82 sgk Địa Lí 6): - Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các loài động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng dần dần bị diệt vong?

Trả lời:

Vì khi rừng bị phá thì động vật sẽ bị mất đi nguồn thức ăn và nơi ở.

Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.

Đáp án:

Khí hậu có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và phát triển của động, thực vật chủ yếu là thông qua nước, nhiệt độ, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Nhiệt độ: Mỗi loài có sự thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Có loài ưa nhiệt thường sống phân bổ ở vùng nhiệt đới. xích đạo; các loài chịu lạnh thì chỉ phân bố ở các vĩ độ cao hay các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ phù hợp, sinh vật sẽ phát triển tốt hơn và thuận lợi hơn.

- Độ ẩm không khí và nước: Các nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như những vùng xích đạo, cận nhiệt ẩm, nhiệt đới ẩm, ôn đới ẩm và ấm là các nơi có môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô cằn nên ít loài sinh vật có thể sinh sống được ở nơi đây.

- Ánh sáng có sự ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường phân bố và phát triển tốt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Các loài cây chịu bóng thường sống ở trong bóng râm, dưới tán lá của những loài cây khác.

Câu 2: Tại sao có thể nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật?

Đáp án:

Sự phân bố của các loại thực vật có sự ảnh hưởng tới sự phân bố của các loại động vật, bởi vì động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Mức độ tập trung của thực vật (nghèo nàn hay phong phú) ở một nơi nào đó sẽ quyết định đến số lượng những loài động vật ăn cỏ và số lượng của các loài động vật ăn cỏ có sự quyết định đến số lượng động vật ăn thịt.

Câu 3: Con người có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Đáp án:

- Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng sự phân bố của thực vật, động vật: Ví dụ, người châu Âu đưa cừu từ châu Ẩu sang ô-xtrây-li-a để nuôi, đem cao su từ Bra-xin sang Đông Nam Á để trồng.

- Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của các loài thực vật và động vật: con người khai thác rừng một cách bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển tới các vùng khác, săn bắn làm các loài động vật quý hiếm bị diệt vong.