Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Địa Lí 6 > Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (trang 18 sgk Địa Lí 6)

Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (trang 18 sgk Địa Lí 6)

(trang 18 sgk Địa Lí 6): - Quan sát hình 14, hãy kể tên một vài đối tượng địa lí được thể hiện bằng những kí hiệu: điểm, đường và diện tích

Trả lời:

- Một số đối tượng địa lí đã được thể hiện bằng kí hiệu điểm như: nhà máy thủy điện, sân bay, cảng biển, nhà máy nhiệt điện…

- Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường như: ranh giới tỉnh, ranh giới quốc gia, đường ô tô…

- Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích như: vùng trồng các loại cây công nghiệp, vùng trồng lúa,…

(trang 19 sgk Địa Lí 6): - Quan sát hình 16, em hãy cho biết:

+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?

+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn núi phía tây và phía đông, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Trả lời:

- Mỗi lát cắt cách nhau là 100 mét.

- Sườn núi phía tây dốc hơn so với sườn núi phía đông, vì ở sườn núi phía tây các đường đồng mức gần nhau hơn.

Câu 1: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta cần phải xem bảng chú giải?

Đáp án:

Khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta cần phải xem chú giải là vì bảng chú giải bản đồ cho chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.

Câu 2: Người ta thường thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo các loại kí hiệu nào?

Đáp án:

Những loại kí hiệu mà người ta thường thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: đường, điểm và diện tích.

Câu 3: Khi quan sát các đường đồng mức được thể hiện độ dốc của 2 sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại có thể biết sườn nào dốc hơn?


Đáp án:

Sườn nào có những đường đồng mức sát gần nhau hơn thì sườn ấy dốc hơn.