Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 VNEN > Soạn văn 7 VNEN Bài 14: Một thứ quà của lúa non: cốm - Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1

Soạn văn 7 VNEN Bài 14: Một thứ quà của lúa non: cốm - Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1

A. Hoạt động khởi động

(Trang 88 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1). Quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Soạn văn 7 VNEN Bài 14: Một thứ quà của lúa non: cốm ảnh 1

• Các bức ảnh trên khiến em nghĩ đến thứ quà nào?

• Chia sẻ một vài hiểu biết của em về thứ quà đó

Hướng dẫn giải:

- Nhìn những bức ảnh trên, em nghĩ đến Cốm - món ẩm thực dân dã nổi tiếng tại Hà Nội.

- Một vài thông tin, hiểu biết về Cốm

Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp, làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, thường thấy tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam, tuy nhiên đây là món ăn rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm. Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hương sữa non thanh mát, mùi thơm phức của sự thanh đạm.

Ở Việt Nam, có nhiều địa phương nổi tiếng với nghề làm cốm như: cốm làng Vòng, cốm, cốm Mễ Trì, cốm hộc Phan Thiết, cốm nếp Phong Hậu, …

Là một thức quà vừa sang trọng vừa bình dân, cốm tươi thường được ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng không phải là món ăn lấy no. Cốm được gói trong lá sen thơm mùi hương đồng gió nội chứ không bày đĩa hay gói túi nilon. Dùng tay để nhón từng chút cốm trong gói lá sen và bỏ vào miệng chứ không trút ra bát và dùng thìa xúc. Người sành ăn cốm không ăn kèm với bất kỳ thứ gì khác nhằm cảm nhận toàn diện vị ngọt và ngon của cố. Tuy nhiên, cũng thường thấy cốm tươi được sử dụng ăn kèm với hồng chín đỏ hoặc chuối tiêu chín.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Một thứ quà của lúa non: Cốm

(Trang 91 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

2. Tìm hiểu về văn bản

a. Bài tùy bút "Một thứ quà của lúa non: Cốm" nói về điều gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính?

Hướng dẫn giải:

- Bài tuỳ bút trên viết về một thứ quà của lúa non: cốm.

- Để nói về đối tượng ấy, nhà văn đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

b) Dựa vào mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần

Hướng dẫn giải:

* Bố cục của văn bản

- Đoạn 1: Từ đầu… “thuyền rồng” cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.

- Đoạn 2: Tiếp…”Nhũn nhặn” cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.

- Đoạn 3: Đoạn còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.

c. Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi:

1. Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

2. Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị, trong đoạn văn thứ nhất. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm)?

3. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng?

Hướng dẫn giải:

1. Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:

Hương thơm của lá sen, hương thơm bông lúa, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.

2. Những chi tiết tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất:

Lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, cánh đồng xanh, tươi, thơm mát, vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, trong sạch

=> Tác giả miêu tả hương thơm lá sen, mùi lúa non, cảm nhận tinh tế về “giọt sữa” đông lại trong cái vỏ xanh xanh, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

3. Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.

d) Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi:

1. Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nơi có An Nam.

2. Vì sao cốm được chọn là quà siêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương tiện nào?

Hướng dẫn giải:

1. Cảm nhận:

Nhận xét của tác giả trong đoạn: "Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam" tinh tế và chính xác:

+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân.

+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.

+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên

→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao

2. Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi: Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết, mang trong đó là sự đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Cốm là cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Cốm còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Sự hài hòa tương xứng của hồng và cốm được thể hiện trên hai phương diện:

• Màu sắc: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ của hồng như ngọc lựu già

• Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

e. Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

1. Bằng thái độ nhân nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

2. Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải:

1. Bằng thái độ nhân nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm: cốm không phải là thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm không được thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy mà hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve. Phải kính trọng cái lộc của trời ban. Như vậy, người thưởng thức sẽ được trang nhã, đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn nhiều.

2. Tác giả đã quan sát thật kĩ và nhận xét tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ. Lời đề nghị của nhà văn nhẹ nhàng, trân trọng. Những từ ngữ chọn lọc, gợi nhiều liên tưởng. Thêm vào đó cách Thạch Lam gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng như là: thức quà, thức dâng, lộc trời còn thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?

Hướng dẫn giải:

Nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: nên giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ... )

Hướng dẫn giải:

Nghệ thuật:

- Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ.

- Hình ảnh: bình dị, giàu hình ảnh, trang trọng, nhẹ nhàng với những động từ thích hợp thanh nhã, tinh khiết, phảng phất.

- Giọng điệu: nhẹ nhàng, sâu lắng.

- Ngôn ngữ: tinh tế.

3. Tìm hiểu về chơi chữ. (Trang 92 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:

1- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

(Ca dao)

2- Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

(Tú Mỡ)

3- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

4- Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

5- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

a. Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc biệt?

b. Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

c. Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ. Theo em thế nào là chơi chữ?

d. Trong tiếng việt, các lỗi chơi chữ thương gặp là: dùng từ ngữ đồng aam, dùng lối nói trại âm (gần âm), dùng lối nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,.... Theo em mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

Hướng dẫn giải:

Điểm đặc biệt Tác dụng Lối chơi chữ

1

- Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

- Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm.

Dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa

2

Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh; còn ranh tướng là kẻ ranh ma

Mang ý mỉa mai – chế giễu.

Dùng các nói trại âm (gần âm)

3

Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần

Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

Dùng cách điệp âm

4

Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo.

Qua đó nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

Dùng lối nói lái

5

Sầu riêng (danh từ) => sầu riêng (tính từ)

- Sầu riêng - danh từ => chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

- Sầu riêng - tính từ => chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

4. Tìm hiểu chung về chuẩn mực sử dụng từ. (Trang 92 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

a. Các từ in đậm trong những câu sau đây vi phạm những chuẩn mực sử dụng từ ngữ nào:

• Em bé đã tập tẹ biết nói.

• Đất nước ta ngày càng sáng sủa.

Ăn mặc của chị thật là giản dị.

• Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

• Em bé trông thật khả ái

b. Hãy thay những từ in đậm trên bằng những từ ngữ thích hợp?

Hướng dẫn giải:

a.

• Em bé đã tập tẹ biết nói. => Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

• Đất nước ta ngày càng sáng sủa. => Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng nghĩa

Ăn mặc của chị thật là giản dị. => Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

• Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta. => Vi phạm chuẩn mực về: Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.

• Em bé trông thật khả ái => Vi phạm chuẩn mực về: Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

b. Sửa:

• Em bé đã tập tọe biết nói.

• Đất nước ta ngày càng tươi đẹp

Trang phục của chị thật là giản dị.

• Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.

• Em bé trông thật xinh xắn

c. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

C. Hoạt động luyện tập (Trang 93 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

1. Tìm và phân tích một số ví dụ trong bài tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm để chứng minh nhận định: Nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Hướng dẫn giải:

- Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết. ” Cảm xúc dạt dào, trữ tình tuân chảy trong từng câu chữ, câu văn khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn. Cách mở bài tự nhiên, sinh động cuốn hút với sự cảm nhận của tác cả các giác quan để thấy được nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

- Đoạn văn về các thưởng thức cốm: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Từ đó thể hiện tấm lòng chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm phong vị của quê hương.

- Thạch Lam còn cho rằng cốm là thức quà riêng biệt, thức dâng, đặc sản, lộc trời. Qua đó, thể hiện sự trân trọng, nâng niu đối với món quà đặc biệt này.

3. Phân tích lối chơi chữ được sử dụng trong mỗi câu sau:

a. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

b. Khi đi cưa ngọn, khi về non

c. Bà Ba béo bán bánh bèo bên bờ biển

Hướng dẫn giải:

a) Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

• Những tiếng chỉ sự vật gần gũi: thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệu thịt.

• Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

• Tác dụng: Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

b) Khi đi cưa ngọn, khi về con ngựa.

• Dùng lối chơi chữ nói lái: con ngựa => cưa ngọn.

• Lối chơi chữ: nói lái

c) Bà Ba béo bán bánh bèo bên bờ biển.

• Dùng lối chơi chữ điệp âm "b" 9 lần.

• Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước

3. Hãy xếp nhưng câu dưới đây vào các ô cho phù hợp:

a. Chiếc phi cơ đang bay vào không vận của nước ta

b) Đường xá chật hẹp quá

c) Yếu điểm của bạn nam là chưa chăm chỉ học

d) Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn nay đã khấm khá

e) Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế

g) Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chết đầy nội ở Tụy Đông, Trần Hiệp phải biêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng

h) Đây là tiến sỉ tống quấc minh người cầm đầu một tập đoàn khinh tế lớn

c. Nước sơn lâm làm cho đồ vật thêm hào quang

k. Sông Hồng Hà và sông Cửu Long giang là hai con sông lớn

Sử dụng từ không đúng ân. đúng chính tả

Sử dụng từ không đúng nghĩa

Sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp của từ

Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp vs tình huống giao tiếp

Lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

Hướng dẫn giải:

Sử dụng từ không đúng ân. đúng chính tả

Sử dụng từ không đúng nghĩa

Sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp của từ

Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp vs tình huống giao tiếp

Lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

d, b

e, c

g, i

h

a, k

D. Hoạt động vận dụng (Trang 94 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

1. Thạch Lam cho rằng" Cốm không phải thức quà của người vội". Theo em, trong cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay, cốm và việc thưởng thức cốm có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc?

Hướng dẫn giải:

Ăn cốm phải ăn chút ít, chậm rãi mới có thể biết được vị ngon của cốm, mùi thơm phức của lúa mới, mùi hoa của cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi thơm mát của lá sen già bọc cốm.

Chúng ta nên nhẹ nhàng, trân trọng và chắt chiu món quà cốm mà thiên nhiên ban tặng con người.

2. Hãy giải thích câu đố sau:

• Con gì càng to càng nhỏ

• Bệnh gì bác sĩ phải bó tay

Hướng dẫn giải:

- Con gì càng to càng nhỏ => Đáp án: Con cua

- Bệnh gì bác sĩ phải bó tay => Bệnh gãy tay

3. Đọc truyện cười sau:

Một người từ Huế đến Hà Nội chơi bằng tàu hỏa. Khi tàu dừng ở ga Nam Định, người đó ló đầu ra hỏi một ông lão bán hàng rong:

- Ga mô ri ông?

Ông lão tưởng người kia nói bằng một ngoại ngữ nào đó liền lắc đầu xua tay lia lịa:

- Lão không biết tiếng Tây, không biết đâu.

Hãy giải thích vì sao cuộc giao tiếp trên không mang lại hiệu quả. Từ đó, em rút ra bài học gì?

Hướng dẫn giải:

- Ga mô ri ông? => Có nghĩa là: Ga gì đó ông.

- Cuộc giao tiếp trên không mang lại hiệu quả vì ông lão đã sử dụng ngôn ngữ địa phương để trò chuyện khiến ông lão bán hàng rong kia không hiểu, tưởng nhầm là tiếng nước ngoài

- Bài học rút ra: không nên làm dụng ngôn ngữ địa phương khi giao tiếp.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng (Trang 94 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

1. Em hãy đọc và tìm hiểu về nội dung được nói tới trong văn bản sau:

Tôi gật đầu và xin phép nghĩa thêm rằng giã cốm cũng là một nghệ thuật và tất cả cái gì là nghệ thuật đều là không sốt ruột được. Người sản xuất cốm không được phép sốt ruột mà cả những người quen bỏ cốm vào mồm như chúng ta cũng không được sốt ruột. Nếu sốt ruột thì nên chọn thứ quà khác. Người ta thường bảo nói phải có nghĩ ăn phải có nhai. Ăn cốm phải nhai kỹ nhai lâu, phải kiên nhẫn ít nhiều thì mới thấy được cái tính nết quí hóa của hạt nếp bao tử. Tôi cũng không dám đi quá câu chuyện và lý thuyết mà tổng qui rằng cái anh tiểu tư sản muốn chữa cái căn bản bệnh sốt ruột cố hữu thì nên ăn cốm, thì phải tập ăn cốm. Tôi không nói thế mà tôi nói rằng cốm không phải là thứ ăn của những người hộc tốc nuốt chửng. Đang nói về ăn cốm phải nhai kỹ bà cụ hàng xóm vừa sang cũng bắt vào chuyện. Và cụ liền kể cho nghe về nghề cốm trong hồi đồng ruộng làng Vòng chưa được giải phóng khỏi tay đế quốc chiếm đóng, ruộng lúa làm cốm lố nhố lên những lô cốt địch. Bà cụ vừa cười hóm hỉnh vừa tả lại cái cảnh bọn giặc ăn cốm Vòng và cướp cốm Vòng - "Thường thường trong nhà làm cốm, buổi sáng đều có nắm cốm chim cho trẻ con nó làm thứ quà ăn sáng. Sớm nó ập vào thấy nắm cốm chim của trẻ em, là bốc bỏ vào mồm nuốt chửng. Buổi chiều đang giã cốm mà nó ập vào thì mới giã đến lượt một chưa sạch trấu nó cũng bốc bỏ vào mồm. Vừa nuốt vừa quát vừa bắn qua ngõ qua mái nhà. Rồi nó chửi chày cối nhà này nhà kia làm ồn ào nó khó canh gác, nó còn vu cho làng này định "nhại tiếng súng mỏ chìa của trên đồn".

Hướng dẫn giải:

Nội dung: Về cách thưởng thức cốm

2. Hãy tìm khoảng 5 lỗi sử dụng từ mà em hay gặp trong giao tiếp. Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách sửa đó.

Hướng dẫn giải:

Lỗi 1: nói thừa ý, thiếu ý.

Lỗi 2: dùng tiếng địa phương.

Lỗi 3: nói không đúng chủ đề.

Lỗi 4: nói lan man, dài dòng.

Lỗi 5: dùng từ không đúng về nghĩa