Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 VNEN > Soạn văn 7 VNEN Bài 12: Rằm tháng giêng - Trang 75 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1

Soạn văn 7 VNEN Bài 12: Rằm tháng giêng - Trang 75 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1

A. Hoạt động khởi động

(Trang 75 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1). Đọc một câu thơ (bài thơ) Hồ Chí Minh có hình ảnh trăng em đã sưu tầm và nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ 1:

Học sinh có thể đọc bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh như sau:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa.

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ví dụ 2: Bài thơ "Tin thắng trận"

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Cảm nhận:

+ Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại của Bác Hồ.

+ Bài thơ Tin thắng trận thể hiện cảm xúc vui mừng của Bác khi quê hương có tin chiến thắng. Qua đó cũng bộc lộ tình cảm của một người dân yêu nước, một người con gắn bó với mảnh đất quê hương của mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Rằm tháng giêng

(Trang 76 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ, số câu của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ (bằng phiên âm) Rằm tháng giêng

b. Đọc hai câu thơ đầu và cho biết:

- (1) Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian, không gian nào?

- (2) Việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

- (3) Cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết:

- Câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến?

- Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d. Bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ?

e. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc nào?

Hướng dẫn giải:

a. Bài thơ Rằm tháng giêng làm theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyết:

- Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ.

- Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ.

- Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1/2/4.

- Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4. Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3. Câu 4 ngắt nhịp 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3.

b. Hai câu thơ đầu:

(1) Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong:

+ Thời gian: đêm khuya chính là lúc trăng tròn nhất và sáng nhất

+ Không gian: rộng lớn (bầu trời, sông, nước)

(2) Từ "xuân" được lặp lại ba lần gợi ra không gian cao rộng, trong trẻo và đầy sức sống, tươi mới.

(3) Hai câu thơ vẽ lên một cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống trong không gian cao rộng, mênh mông.

c. Hai câu thơ cuối:

(1) Câu thơ thứ ba đã cho biết về công việc của những người chiến sĩ cách mạng đó chính là bàn bạc việc quân.

(2) Hai câu thơ cuối của bài thơ là Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng trong trời mùa xuân bao la.

d. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời trong kháng chiến gian khổ của Bác. Đó là sự gắn bó tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

e. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc:

- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.

- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, chất thi cổ và hiện đại.

3. Tìm hiểu về thành ngữ:

(Trang 77 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

a. Đọc câu ca dao sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

(1) Có thể thêm, thay hay bớt một vài từ trong cụm từ lên thác xuống ghềnh được hay không?

(2) Hãy cho biết nghĩa của cụm từ đó.

Hướng dẫn giải:

(1) Không thể thêm, thay một vài từ trong cụm từ "Lên thách xuống ghềnh" bằng những từ khác vì đó là cụm từ có cấu tạo cố định, các từ liên kết thành một khối hoàn chỉnh, khi thay đổi nó sẽ trở nên không hoàn chỉnh về mặt nghĩa của từ.

(2) Cụm từ "Lên thác xuống ghềnh" có 2 ý nghĩa:

+ Về nghĩa đen (nghĩa thực): thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết => nơi có địa hình không bằng phẳng, khó khăn và nguy hiểm khi đi lại.

+ Nghĩa bóng: Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là vượt qua nhiều gian nan, hiểm nguy.

b. Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Xác định vai trò của ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:

(1)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

(2) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...

(Tô Hoài)

Hướng dẫn giải:

(1) Thành ngữ: "Bảy nổi ba chìm".

- Vai trò của thành ngữ: giữ vai trò là vị ngữ của câu.

(2) Thành ngữ: "Tắt lửa tối đèn"

- Vai trò của thành ngữ: giữ vai trò là bổ ngữ cho động từ "phòng".

4. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới (Văn bản trang 77 sách vnen ngữ văn 7 tập 1)

(Trang 78 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

a. Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

b. Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a. Những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng:

- Tiếng suối trong trẻo như tiếng hát ru.

• Thứ ánh sáng dát vàng lung linh của ánh trăng.

• “Trăng, cổ thụ và hoa, ba tầng không gian nhưng không tách biệt mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân. ”

• “Có một người đang ngồi ngắm bức trăng, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh. ”

• “Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu”.

Những yếu tố suy ngẫm:

• “Non sông hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào. ”

• “Nếu không phải là tầm nhìn của một vị lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được tình cảm bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy”.

b. Cách triển khai ý:

Mở bài: Trích dẫn đoạn thơ cần nêu cảm nghĩ.

Thân bài:

• Cảm xúc, suy nghĩ của người viết về thời gian, không gian và âm thanh của tiếng suối.

• Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của trăng, cổ thụ, hoa.

• Cảm nhận về tấm lòng vì dân vì nước của người thi sĩ - chiến sĩ của cách mạng.

Kết bài: Ấn tượng chung về nghệ thuật, nội dung của tác giả.

C. Hoạt động luyện tập

(Trang 78 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

1. Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Hướng dẫn giải:


2. Tìm và giải thích các thành ngữ trong những câu, đoạn văn sau đây

a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b. Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: "Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu". Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

(Thạch Sanh)

c.

Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Hướng dẫn giải:

a. Các thành ngữ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

=> Thành ngữ để chỉ những món ăn quý hiếm trên núi, ở biển được lựa chọn để dâng tiến vua.

b. Các thành ngữ: khoẻ như voi, tứ cố vô thân.

Nghĩa của thành ngữ:

- Khỏe như voi: chỉ người có sức mạnh phi thường.

- Tứ cố vô thân: thành ngữ có nghĩa chỉ những người không có họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không nơi nương tựa.

c. Thành ngữ: da mồi tóc sương.

=> Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, thời gian khiến con người trở nên tàn tạ già nua.

3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.

• Lời... tiếng nói

• Một nắng hai...

• Ngày lành tháng...

• No cơm ấm...

• Bách... bách thắng

• Sinh... lập nghiệp

Hướng dẫn giải:

Các thành ngữ như sau:

• Lời ăn tiếng nói

• Một nắng hai sương

• Ngày lành tháng tốt

• No cơm ấm áo

• Bách chiến bách thắng

• Sinh lập nghiệp

D. Hoạt động vận dụng

(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1).

1. Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:

• Con Rồng cháu tiên

• Ếch ngồi đáy giếng

• Thầy bói xem voi

Hướng dẫn giải:

BÀI 1: CON RỒNG, CHÁU TIÊN

Truyện kể về sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nguồn gốc giống nòi của người Việt.

Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý. Lạc Long Quân là nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Chàng có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ và lập nên nhiều kì tích. Còn Âu Cơ thuộc giống Tiên, sống ở trên núi thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

BÀI 11: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Truyện kể về một con ếch, khi ngồi ở đáy giếng, nó thấy bầu trời nhỏ hẹp chỉ bé bằng một cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một lần ra khỏi giếng, quen thói huênh hoang “chả thèm để ý đến xung quanh”, ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

BÀI 12: THẦY BÓI XEM VOI

Truyện kể về năm ông thầy bói mù tổ chức xem voi. Cách xem voi của họ rất lạ đời: mỗi thầy dùng tay sờ một bộ phận của voi để “xem hình thù con voi như thế nào”. Xem xong, thầy nào cũng phán như đinh đóng cột về con voi. Ai cũng khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng. Không ai chịu ai, mấy ông thầy bói xô xát nhau, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

2. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Rằm tháng giêng

Hướng dẫn giải:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nghĩ khái quát của bản thân về tác phẩm Rằm tháng giêng

Thân bài:

a. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 1948

b. Cảm nhận của bản thân

1. Hai câu thơ đầu

• Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân

• Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm.

• Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn.

2. Hai câu thơ cuối

• Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng

• Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bác.

• Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

=> Bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.

Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về bài thơ

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(Trang 79 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1)

1. Sưu tầm 10 thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy

Hướng dẫn giải:

STT

Thành ngữ

Ý nghĩa

1

Ở hiền gặp lành

Người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng

2

Ơn cha nghĩa mẹ

Ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

3

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Biết ơn, trân trọng những thành quả của thế hệ đi trước, cha mẹ, …

4

Có mới nới cũ

Hành động không coi trọng, vút bỏ cái cũ.

5

Có tật giật mình

Có lỗi, cái sai phạm thì dễ chột dạ khi có ai đó nói đến.

6

Há miệng chờ sung

Chỉ kẻ lười biếng, không chịu lao động.

7

Ăn cháo đá bát

Hành động phụ bạc, không có tình nghĩa.

8

Ruột để ngoài da

Người thật thà, bộp chộp, không giấu giếm ai điều gì.

9

Vạn sự như ý

Mọi sự, mọi việc đều tốt đẹp, tốt lành.

10

Xa mặt cách lòng:

Khoảng cách địa lý khiến lòng người dần nhạt đi.