Bài tập có lời giải trang 126, 127 - SBT Sinh học 7
Bài 1 trang 126 SBT Sinh học 7: Tại sao động vật lại có sự đa dạng vể loài? Sự đa dạng đó biểu hiện ở những đặc điểm nào?
Trả lời:
Động vật có sự đa dạng về loài là bởi chúng có khả năng thích nghi cao đối với các điều kiện sống rất khác nhau ở các môi trường địa lí của Trái Đất. Chính sự thích nghi đó đã được thể hiện bằng sự đa dạng về số lượng, đặc điểm hình thái và sinh lí của loài.
Bài 2 trang 126: Hãy giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh.
Trả lời:
Những đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh đó là:
- Về cấu tạo: Có bộ lông dày để giữ nhiệt cho cơ thể; có lóp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt dự trữ năng lượng chống rét; lông có màu trắng giống màu tuyết để dễ lẩn chốn, che mắt kẻ thù.
- Về tập tính:
+ Có hiện tượng ngủ đông để tiết kiệm năng lượng;
+ Mù đông đến, có hiện tuợng di cư để tránh rét, tìm nơi ấm áp; hoạt động về ban ngày trong mùa hạ vì thời tiết ấm áp hơn để tận dụng nguồn nhiệt.
Bài 3 trang 126: Hãy giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng.
Trả lời:
Các đặc điểm thích nghi của động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng.
- Về cấu tạo: Chân dài vì để nâng cơ thể cao so với cát nóng, nhảy được xa giúp di chuyển nhanh tránh được cát nóng; móng chân rộng, đệm thịt dày để cơ thể không bị lún, đệm thịt có tác dụng chống nóng; Ở lạc đà có bướu mỡ (các mô mỡ) là nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất), màu lông giống màu cát dễ lẩn tránh kẻ thù.
- Về tập tính: mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân để hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng; hoạt động vào ban đêm để tránh nóng ban ngày; có khả năng di chuyển xa để tìm nguồn nước; khả năng nhịn khát giỏi để khắc phục khí hậu khô và thời gian tìm nước lâu; thường có tập tính chui rúc sâu vào trong cát để chống nóng.
Bài 4 trang 127: Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới có đặc điểm gì và tại sao lại có các đặc điểm đó?
Trả lời:
Ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài cao hơn ở môi trường đới lạnh và hoang mạc vì:
+ Đây là vùng nhiệt đới gió mùa có mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, thực vật phát triển mạnh và phong phú = > cung cấp nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật phát triển.
+ Điều kiện sống rất đa dạng của môi trường đã dẫn tới hiện tượng cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sinh sống, tận dụng được nguồn sống mà không cạnh tranh và khống chế lẫn nhau.
Bài 5 trang 127: Nêu lợi ích cùa đa dạng sinh học.
Trả lời:
- Lợi ích của sự đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học làm cho các loài động vật và thực vật phong phú; mang lại nhiều lợi ích cho con người như: cung cấp thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, bảo vệ mùa màng, tạo nhiều các giống động vật, thực vật để con người thuần dưỡng... đồng thời tạo ra và duy trì sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Bài 6 trang 127: Nêu các biệp pháp đấu tranh sinh học và các ví dụ minh hoạ cho mỗi biện pháp đó.
Trả lời:
Các biệp pháp đấu tranh sinh học và ví dụ minh hoạ cho mỗi biện pháp như sau:
- Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại như dùng gia cầm, cóc, chim sẻ, thằn lằn để tiêu diệt sâu bọ...
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại như dùng ong mắt đỏ tiêu diệt trứng sâu xám...
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại như vi khuẩn myôma và vi khuẩn calixi.
Bài 7 trang 127: Thế nào là động vật quý hiếm? Và làm cách gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
Trả lời:
- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu... đồng thời nó phải là động vật trong vòng 10 năm trở lại đây có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
- Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắn, buôn bán trái phép, cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.
Bài trước: Bài tập trắc nghiệm trang 123 - 125 SBT Sinh học 7 Bài tiếp: Bài tập tự luận trang 128 - SBT Sinh học 7