GDCD 7 VNEN Bài 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trang 64
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam
Câu hỏi trang 64 Giáo dục công dân 7 VNEN:
a) Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
1/ Từ năm 1945 đến nay, nhà nước đã ban hành mấy bản hiến pháp?
Từ những thông tin trên em hãy điền các câu trả lời vào ô trống để hoàn thành bảng sau:
Các bản hiến pháp | Hoàn cảnh ra đời | Số chương, điều |
---|---|---|
2/ Vì sao cần có sự thay đổi đó?
3/ Theo em “hiến pháp có hiệu lực cao nhất ” nghĩa là như thế nào?
Hướng dẫn giải:
1. Từ năm 1945 đến nay, nhà nước đã ban hành 5 bản hiến pháp:
Các bản hiến pháp | Hoàn cảnh ra đời | Số chương, điều |
---|---|---|
Hiến pháp năm 1946 |
1 năm sau khi chủ tịch Hồ Chi Minh đọc tuyên ngôn độc lập khia sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. |
7 chương 70 điều |
Hiến pháp năm 1959 |
Năm 1959 nhiều tình hình chính trị kinh tế thay đổi cần bản Hiến pháp mới |
10 chương 112 điều |
Hiến pháp năm 1980 |
Sau mùa xuân 1975 thời kì cả nước độc lập thống nhất. |
12 chương 147 điều |
Hiến pháp năm 1992 |
Sau một thời gian dài hiến pháp 1980 không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nữa cần bản hiến pháp mới. |
12 chương 147 điều |
Hiến pháp năm 2013 |
Sau 25 năm thực hiên đổi mới, bản Hiến pháp cần được sửa đổi bổ sung. |
11 chương 120 điều |
2. Cần có sự thay đổi vì sau nhiều năm kinh tế xã hội thay đổi, các bản hiến pháp không còn phù hợp với thời kì mới.
3. “Hiến pháp có hiệu lực cao nhất ” nghĩa là: mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp
b) sau khi hoàn thành nhiệm vụ a, dựa vào thông tin trên, hãy cho biết mục đích ra đời của hiến pháp là gì?
- Ghi lại những điểm mà nhóm còn băn khoăn, thắc mắc cần được giải đăp với thầy cô giáo.
- Chia sẻ với các nhóm và thầy cô giáo về kết quả làm việc của nhóm.
Hướng dẫn giải:
- Mục đích ra đời của hiến pháp là:
+ Cụ thể hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì mới
+ Vạch ra phương hướng phấn đấu để nhà nước tiến lên trong thời gian tới
2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và các văn bản pháp luật khác
Câu hỏi trang 66 Giáo dục công dân 7 VNEN:
a) Thế nào là hiến pháp, pháp luật?
b) Từ thông tin 2 mục 1 hãy cho biết Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có mối quan hệ với nhau như thế nào?
c) Căn cứ vào thông tin trên hãy thảo luận và hoàn thành bảng trống sau về các dấu hiệu và đặc trưng của hiến pháp:
Chủ thể thông qua Hiến pháp | Nội dụng của Hiến pháp | Phạm vi và mức độ điều chỉnh của Hiến pháp | Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp |
---|---|---|---|
So sánh kết quả của nhóm em với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
a) Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Pháp luật là Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
b) Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác như sau:
- Mọi văn bản pháp luật đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp
c)
Chủ thể thông qua Hiến pháp | Nội dụng của Hiến pháp | Phạm vi và mức độ điều chỉnh của Hiến pháp | Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp |
---|---|---|---|
Quốc Hội |
- Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng phát triển đất nước, bản chất nhà nước; - Chế độ chính trị; - Chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, và môi trường; - Quyền con người quyền và nghãi vụ cơ bản của công dân - Tổ chức bộ máy nhà nước |
-Tất cả mọi lĩnh vực theo trình tự và thủ tục đặc biệt |
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành |
d) Em hãy nêu một ví dụ về Quyền trẻ em hoặc các luật bộ luật khác mà theo em đó là sự cụ thể hóa của Hiến pháp.
- Ghi lại những quan điểm mà nhóm còn băn khoăn thắc mắc cần được giải đáp với thầy, cô giáo.
- Chia sẻ với bạn ngồi cạnh, với các bạn trong nhóm và thầy, cô giáo về kết quả làm việc của em.
Hướng dẫn giải:
* Một số ví dụ về Quyền trẻ em
Điều 12. Quyền sống
- Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
- Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
- Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí
- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
- Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
- Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Điều 20. Quyền về tài sản
- Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
- Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
3. Tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013
Câu hỏi trang 66 Giáo dục công dân 7 VNEN:
a) Đọc thông tin SGK
b) Dựa vào thông tin trên hãy hoàn thành các mục trong bảng dưới đây về Hiến pháp năm 2013
Mục đích ra đời | Nội dung cơ bản | Những điều mới về nội dung |
---|---|---|
- Ghi lại những quan điểm mà nhóm còn băn khoăn thắc mắc cần được giải đáp với thầy, cô giáo.
- Chia sẻ với bạn ngồi cạnh, với các bạn trong nhóm và thầy, cô giáo về kết quả làm việc của em.
Hướng dẫn giải:
a) Học sinh tự đọc
b) Bảng về Hiến pháp năm 2013
Mục đích ra đời | Nội dung cơ bản | Những điều mới về nội dung |
---|---|---|
- Thể chế hóa những đường lối chính sách của Đảng - Ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới - Tạo 1 bản hiến pháp ổn định lâu dài - Khẳng định con đường chúng ta đi là đúng |
- Hiến pháp mới có 11 chương với 120 điều giảm 1 chương 27 điểu giữ nguyên 7 điều mới 12 điều sửa 101 điều so với năm 1992 |
- Đưa chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển đất nước - Góm các nội dung về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thành một chương - Thay đổi chương “Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ” thành chương “chính quyền địa phương” - Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước. |
4. Tìm hiểu trách nhiệm cảu công dân trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật.
Câu hỏi trang 67 Giáo dục công dân 7 VNEN:
a)Hãy nêu một số hành vi đúng Hiến pháp, pháp luật và vi phậm Hiến pháp, pháp luật vào bảng sau:
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
---|---|
- Theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế những biểu hiện vi phạm đó?
- Hãy ghi các việc cần làm để thể hiện trách nhiệm cảu công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp vào bảng sau:
Hành vi thể hiện trách nhiệm | |
---|---|
Công dân |
|
Gia đình |
|
Xã hội |
- Nhũng hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật sẽ bị xử lí như thế nào?
Hướng dẫn giải:
* Một số hành vi đúng Hiến pháp, pháp luật và vi phạm Hiến pháp, pháp luật vào bảng sau:
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
---|---|
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy - Đóng thuế đầy đủ - Tham gia nghĩa vụ quân sự với nam từ 18 tuổi - Không buôn bán tàng trữ ma túy, pháo nổ,.. - Tham gia bầu cử tại địa phương |
- Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy - Trốn tránh nghĩa vụ quân sự - Mua bán tàng trữ pháo, ma túy - Trốn thuế - Tham gia chống phá nhà nước. |
- chúng ta cần làm để hạn chế những biểu hiện vi phạm đó
+ Tuyên truyền mọi người tuân thủ pháp luật
+ Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật
+ Giáo dục cho thế hệ trẻ tuân thủ Hiến pháp
- Các việc cần làm để thể hiện trách nhiệm cảu công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp vào bảng sau:
Hành vi thể hiện trách nhiệm | |
---|---|
Công dân |
Tuân thủ hiến pháp |
Gia đình |
Bố mẹ giáo dục ý thức cho con cái tuân thủ Hiến pháp |
Xã hội |
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của mọi người về Hiến pháp |
- Nhũng hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật như ngồi tù, phạt hành chính,...
C. Hoạt động luyện tập1. Khoanh tròn phương án trả lời đúng
Câu hỏi trang 68 Giáo dục công dân 7 VNEN:
Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp do cơ quan nào thực hiện?
A. Chính Phủ
B. Tòa án nhân dân
C. Quốc hội
D. Viện kiểm sát
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
2. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống sau đây
Câu hỏi trang 68 Giáo dục công dân 7 VNEN:
a) Hiến pháp là luật........................................... của nhà nước có pháp lý hiệu lực cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.
A. Căn bản
B. Cơ sở
C. Cơ bản
D. Quan trọng
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C. Cơ bản
b) Một trong những nội dung của Hiến pháp nước ta là sự khẳng định tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về......................................
A. Công dân
B. Tri thức
C. Nông dân
D. Nhân dân
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D. Nhân dân
3. Ghép tên cơ quan ở cột II với tên văn bản ở cột I sao cho đúng thẩm quyền ban hành văn bản
Câu hỏi trang 68 Giáo dục công dân 7 VNEN:
I (Văn bản) | II (Cơ quan ban hành) |
---|---|
A. Quy chế tuyển sinh đại học |
1. Quốc hội |
B. Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh |
2. Bộ luật giáo dục và đào tạo |
C. Hiến pháp, Luật giáo dục |
3. Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh |
D. Luật doanh nghiệp |
4. Bộ kế hoạch và đầu tư |
E. Luật thuế giá trị gia tăng |
5. Bộ tài chính |
Hướng dẫn giải:
A - 2; B - 3; C - 1; D - 4; E - 5
4. Hoàn thành phiếu học tập
Câu hỏi trang 69 Giáo dục công dân 7 VNEN:
(A) Nội dung quy định của Hiến pháp | (B) Các điều trong Hiến pháp năm 2013 (trích) |
---|---|
a)Chế độ chính trị |
Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. |
b) Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường |
Điều 117: Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. |
c) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân |
Điều 60: Nhà nước xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại |
d) Tổ chức nhà nước |
Điều 14: Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận tôn trọng, bảo vệ đảm bảo theo hiến pháp pháp luật. |
e) Bản chất nhà nước |
Điều 118: Tổng kiểm toán nhà nước là người đứng đầu kiểm toán nhà nước, do quốc hội bầu. Nhiệm kì của tổng kiểm toán nhà nước do luật định |
- Hãy cho biết bản Hiến pháp thường đề cập đến những nội dung cơ bản nào?
- Những nội dung cơ bản mà hiến pháp đề cập có tính chất như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Nối cột A và cột B như sau:
a – Điều 4; b – Điều 60; c – Điều 14; d – Điều 117; e – Điều 118
- Bản Hiến pháp thường đề cập đến những nội dung cơ bản như sau:
+ Về bản chất Nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước
+ Về Lời nói đầu
+ Về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4)
+ Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9)
+ Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II)
+ Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế (Điều 51)
+ Về thu hồi đất (Điều 54)
+ Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 64)
+ Về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 70, Điều 74)
+ Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 88)
+ Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Điều 96, Điều 98)
+ Về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII)
+ về chính quyền địa phương (Chương IX)
+ Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước (Chương X)
- Những nội dung cơ bản mà hiến pháp đề cập có tính chất: ổn định lâu dài phục vụ quyền lợi tầng lớp nhân dân, khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng, tạo điều kiện phát triển mới của đất nước.
5. Trò chơi ghép hình “cây Hiến pháp” (trang 70 Giáo dục công dân 7 VNEN)
D. Hoạt động vận dụngCâu 1. trang 70 Giáo dục công dân 7 VNEN: Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của bản thân
- Em tự đánh giá bản thân về việc chấp hành những qui định của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống và học tập.
Hướng dẫn giải:
- Về bản thân, em luôn chấp hành nghiêm túc việc thực hiện những qui định của Hiến pháp pháp luật trong học tập và cuộc sống ví dụ như:
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
+ Đi học đầy đủ đúng giờ
+ Tích cực học tập theo gương bác Hồ vĩ đại.
Câu 2. trang 70:
Với tư cách là công dân Việt Nam, em hãy suy nghĩ về các việc mình có thể làm để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về quy định trẻ em từ 6 tuổi trở nên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, góp phần tạo nên một xã họi văn minh, hiện đại. Hãy xây dựng kế hoạch giúp các bạn trong trường em thực hiện tốt việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Hướng dẫn giải:
Với tư cách là công dân Việt Nam, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về quy định trẻ em từ 6 tuổi trở nên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, góp phần tạo nên một xã họi văn minh, hiện đại với bản thân mình em sẽ nghiêm chỉnh chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền các bạn trong lớp khi tham gia giao thông nên đội mũ bảo hiểm
- Nếu thấy trường hợp các bạn trong lớp không đội mũ bảo hiểm em sẽ góp ý khuyên các bạn nên đội mũ bảo hiểm để an toàn cho chính bản thân mình giúp hạn chế các vụ tai nạn giao thông
- Tích cực tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở trường lớp và thôn xóm.
Câu 3 trang 70: Vẽ tranh và triển lãm về chủ đề “Tìm hiểu Hiến pháp”
- Thảo luận nhóm để xác định nội dung tranh cổ động về chủ đề tìm hiểu Hiến pháp.
- Vẽ tranh trên khổ giấy lớn.
- Trưng bày quanh lớp và thuyết trình sản phẩm.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ vẽ tranh và triển lãm về chủ đề “Tìm hiểu Hiến pháp”
- Vẽ tranh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 theo ngày nhà giáo Việt nam 20-11
Câu 4. Trao đổi cùng người thân (trang 71).
Câu 5. (trang 71).Quan sát và nhận xét về trách nhiệm của công dân trong cộng đồng
Hãy quan sát những người sống xung quanh em, chỉ ra 3 -5 việc làm tốt và 3 -5 việc làm chưa tốt của họ trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật
Hướng dẫn giải:
- 3 -5 việc làm tốt và 3 -5 việc làm chưa tốt của những người sống xung quanh em, trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật như sau:
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
---|---|
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy - Đóng thuế đầy đủ - Tham gia nghĩa vụ quân sự với nam từ 18 tuổi - Không buôn bán tàng trữ ma túy, pháo nổ,.. - Tham gia bầu cử tại địa phương |
- Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy - Trốn tránh nghĩa vụ quân sự - Mua bán tàng trữ pháo, ma túy - Trốn thuế - Tham gia chống phá nhà nước. |
1. Tìm hiểu thêm về Hiến pháp
Câu hỏi trang 71 Giáo dục công dân 7 VNEN:
Hãy tìm hiểu thêm các quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền nghĩa vụ của trẻ em mà em chưa được học trên lớp. Sau đó chia sẻ điều này với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn giải:
* Quyền nghĩa vụ của trẻ em mà em chưa được học trên lớp:
- Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em
Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.
Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.
Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ
1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Điều 16. Quyền được học tập
1. Trẻ em có quyền được học tập.
2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Điều 19. Quyền có tài sản
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.
Điều 21. Bổn phận của trẻ em
Trẻ em có bổn phận sau đây:
1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;
4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;
5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Điều 22. Những việc trẻ em không được làm
Trẻ em không được làm những việc sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;
2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;
3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh
2. Sưu tầm tranh cổ động
Câu hỏi trang 71 Giáo dục công dân 7 VNEN:
Sưu tầm tranh cổ động về chủ đề “ Sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật”
Hướng dẫn giải:
- Tranh cổ động về chủ đề “ Sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật”
3. Tìm hiểu về tấm gương sống đẹp
Câu hỏi trang 71 Giáo dục công dân 7 VNEN:
- Hãy viết về những người trong gia đình em, những người sống xung quanh em, những gương người tốt việc tốt được nêu trong sách báo chí hoặc được đăng trên các phương tiện truyền thông đã hoàn thành tốt nghãi vụ công dân trong việc chấp hành Hiến pháp pháp luật của nhà nước mà em thấy ngưỡng mộ tự hào.
- Em hãy chỉ ra những hành vi phẩm chất ở họ mà em ngưỡng mộ và thấy cần noi theo.
- Em đã làm gì để phát huy những phẩm chất và hành vi tốt đẹp đó.
Hướng dẫn giải:
Gương người tốt việc tốt
Lê Hà Anh – Lớp 7a1 – Trường THCS Ngô Sĩ Liên
Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt, việc tốt ngay trong lớp học.
Không gian yên lặng của ngôi trường bỗng bị phá vỡ bằng tiếng trống “Tùng…tùng…tùng…” Đó chính là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Học sinh từ các lớp học ùa ra như ong vỡ tổ. Ai nấy đều hớn hở, chơi đủ trò chơi như nhảy dây, đá cầu…. chốc chốc lại vang lên những tiếng cười giòn tan. Như thường lệ, em chạy xuống sân trường, ngồi ghế đá, trò chuyện với mấy cô bạn thân. Đang trò chuyện rôm rả, bỗng em để ý thấy một bạn gái đang nhặt gì đó. Vì tò mò nên em tiến lại gần, em thấy bạn ấy đang nhặt những vỏ bánh, vỏ kẹo nằm lăn lóc trên sân trường. Em cảm thấy vô cùng ngạc nhiên vì chưa ai tình nguyện làm công việc đó như bạn gái ấy. Sau khi nhặt xong, vứt vào sọt rác, bạn lai tiếp tục nhặt những mảnh giấy khác bỏ vào sọt. Hành động của bạn khiến em vô cùng cảm động. Từ khi mới bước chân vào trường, em đã được các cô phụ trách Đội, cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở về những việc tốt cần làm nhưng em chưa một lần làm điều đó. Một việc nhỏ như vậy tại sao em không thể thực hiện được? Có lẽ là vì em không quan tâm đến chuyện đó. Sau một hồi dạo quanh, tiến lại gần em mới nhận ra đó là Hà – cô bạn học cùng lớp với em hồi tiểu học. Những ngày sau đó, giờ ra chơi nào em cũng thấy bạn gom rác. Nhìn khuôn mặt đỏ bừng, đầm đìa mồ hôi của Hà, em thấy xấu hổ quá vì nhiều lần đã tỏ ra vô cảm khi nhìn thấy giấy rác ngay dưới chân mình. Em cảm thấy rất kham phục bạn và muốn các bạn trong trường sẽ noi gương bạn vì chính Hà là tấm gương sáng cho em và các bạn học sinh trong toàn trường.
Việc làm của bạn đã khiến em nhận ra khuyết điểm của bản thân và đánh thức trong em sự quan tâm đến cuộc sống xung quanh mình. Em chợt hiểu rằng, ai cũng có cơ hội làm việc tốt chỉ cần có trái tim và lòng nhân hậu.
- Em sẽ sưu tầm kể cho các bạn trong lớp cùng nghe để noi gương học tập hành động tốt đẹp như của Hà Anh
Bài trước: GDCD 7 VNEN Bài 8 Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản - trang 51