Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT GDCD 7 VNEN > GDCD 7 VNEN Bài 4 Sống tự lập - trang 24

GDCD 7 VNEN Bài 4 Sống tự lập - trang 24

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 24 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Quan sát những hình ảnh dưới đây và chia sẻ cảm nhận của bản thân (ảnh trang 24,25 SGK)

- Các nhân vật trong mỗi bức ảnh đang làm gì?

- Những hành động, việc làm đó thể hiện phẩm chất gì của họ?

Hướng dẫn giải:

* Quan sát hình đã cho em thấy, các nhân vật trong mỗi bức ảnh đang thể hiện:

- Ảnh 1: Bạn gái mang vác đồ đạc của mình

- Ảnh 2: Chàng trai đang rửa bát

- Ảnh 3: Các em học sinh học nấu ăn

- Ảnh 4: Bé gái rửa bát đũa

- Ảnh 5: Chàng trai tật nguyền ngậm chiếc bút tập viết chữ.

⇒ Những hành động, việc làm đó thể hiện phẩm chất tự lập.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Trải nghiệm

Câu hỏi trang 25 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN:

- Trong cuộc sống hằng ngày, em thường tự làm những việc gì? Cảm xúc của em như thế nào khi tự mình làm được những việc đó mà không phải trông cậy, phụ thuộc vào người khác?

- Những việc nào em thường không tự làm được mà phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ? Vì sao em không làm được việc đó?

Hướng dẫn giải:

- Trong cuộc sống hằng ngày, em thường tự mình làm các việc đó là: tự học tập, làm bài tập về nhà mà thầy cô giao cho, tự đi học, tự vệ sinh cá nhân, quét dọn nhà cửa, rửa bát chén, giặt quần áo, phơi quần áo,....

+ Khi tực mình làm những việc đó em cảm thấy rất vui và hạnh phúc, bởi vì em có thể tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình.

- Những việc mà em thường không tự làm được mà phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ đó là khi: Mang vác đồ nặng, bài toán quá khó, sửa chữa đồ dùng, máy móc...

+ Những việc đó em không làm được vì nó quá khó so với năng lực của bản thân hoặc chưa phù hợp với độ tuổi hiện tại của mình.

2. Tìm hiểu thế nào là sống tự lập

Câu hỏi trang 25 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN:

- Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện dưới đây?

- Vì sao Bác Hồ có thể ra nước ngoài để tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay?

- Em hiểu thế nào là sống tự lập?

(Câu chuyện: "Hai bàn tay")

Hướng dẫn giải:

- Qua câu chuyện "Hai bàn tay", em thấy Bác Hồlà một người có phẩm chất vô cùng cao đẹp, Người không sợ khó khăn, gian khổ mà luôn có ý chí tự lập cao.

- Bác Hồ có thể ra nước ngoài để tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay vì:

+ Bác có sẵn lòng yêu nước.

+ Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, tin vào sức lực của mình, hăng hái lao động bởi chính lao động sẽ nuôi sống mình.

- Em hiểu. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của sống tự lập

Câu hỏi trang 26 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN.

a. Thảo luận về các trường hợp điển hình sau

Trường hợp 1: SGK trang 26

Hướng dẫn giải:

- Theo em, Nguyệt Hà thiếu phẩm chất gì mà thanh niên nói chung và sinh viên du học nói riêng cần có?

- Những người như Nguyệt Hà có thể thành công trong cuộc sống hay không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

- Theo em, Nguyệt Hà là một người thiếu tính tự lập mà thanh niên nói chung và sinh viên du học nói riêng cần có.

- Những người như Nguyệt Hà không thể thành công trong cuộc sống vì: Những người thành công là những người biết tự lập, họ sẵn sàng chấp nhận thất bại trên đôi chân của mình

Trường hợp 2: Trang 27 sgk

Câu hỏi:

- Lịch đã gặp khó khăn như thế nào trong cuộc sống?

- Nhờ đâu Lịch đã vượt qua được khó khăn, vươn lên trong cuộc sống?

Hướng dẫn giải:

- Khó khăn mà Lịch đã gặp phải trong cuộc sống đó là: Từ khi sinh ra, đôi chân anh chẳng may không bình thường, những bước đi của anh tập tễnh đến lạ thường.

- Nhờ sự cố gắng, nỗ lực hết mình mà anh đã tự làm các công việc nhỏ nhất để phục vụ bản thân. Mặc dù khó khăn nhưng với ý chí sắt đá và nghị lực phi thường đã giúp anh vượt qua tất cả.

b. Em còn biết thêm những gương tự lập nào khác trong cuộc sống? Hãy chia sẻ với bạn bè về các trường hợp cụ thể đó?

c. Qua việc phân tích những câu chuyện trên, em thấy sống tự lập có giá trị, tầm quan trọng như thế nào?

Hướng dẫn giải:

b. Tấm gương tự lập khác trong cuộc sống mà em biết là đó là nhà diễn giả nổi tiếng: Nick Vujicic.

Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có cả hai chi trên và dưới, chỉ có 2 chân nhỏ, và một trong đó có 2 ngón chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp, vì thế, cả Nick và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với gia đình họ.

Những năm tháng đi học bắt đầu gặp phải những khó khăn. Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với nhiều vất vả ở trường lớp, thường xuyên bị tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn băn khoăn rằng tại sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, thậm chí liệu cuộc sống của cậu có ý nghĩa gì hay không?

Ban đầu, Vujicic rất chăm chỉ cầu nguyện Chúa sẽ ban cho anh đôi chân và đôi tay. Anh nói với Chúa rằng, nếu lời cầu nguyện của anh không được hồi đáp, anh sẽ không bao giờ cầu nguyện nữa. Tuy nhiên, quan điểm của anh sau đó đã thay đổi hoàn toàn khi mẹ đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó như thế nào. Vujicic nhận ra rằng anh không phải người duy nhất thiệt thòi như vậy, nên bắt đầu tự làm mọi thứ.

Vujicic dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có chân tay, vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản nhất như đi vệ sinh, ăn uống, thay quần áo, Nick tập viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái mà cậu gọi là “chiếc đùi gà”, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù.

Anh tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính. Sau đó, anh trở thành một diễn giả về động lực cuộc sống, đi tới nhiều nước trên thế giới, và nói chuyện chủ yếu về những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên.

Nick đã nói chuyện với hơn 3 triệu người tại hơn 24 quốc gia, 5 châu lục, Nick nói chuyện với nhiều khán giả, giáo đoàn, và trường học.

c. Giá trị của sống tự lập:

- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

4. Rèn luyện tính tự lập

Câu hỏi trang 28 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN:

Hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng theo mẫu sau:

TT Môi trường Những việc sẽ tự lập Biện pháp thực hiện

1

Gia đình

2

Nhà trường, lớp học

3

Cộng đồng

Hướng dẫn giải:

TT Môi trường Những việc sẽ tự lập Biện pháp thực hiện

1

Gia đình

- Học bài

- Làm những công việc vừa sức của mình

- Vui chơi, giải trí

- Tự giác học bài, không cần ai nhắc nhở

- Tự nguyện giúp bố mẹ quét nhà, rửa cốc chén, nhặt rau, nấu ăn, chăm em, tưới cây...

- Tự chơi thể thao vào mỗi chiều....

2

Nhà trường, lớp học

- Đến trường đi học

- Học bài và làm bài

- Tự đi học đến trường bằng xe đạp

- Luôn chăm chú nghe cô giáo giảng bài

3

Cộng đồng

- Tham gia các hoạt động tập thể

- Giúp đỡ người khặp hoàn cảnh khó khăn...

- Đăng kí tham gia sinh hoạt hè ở phường

- Tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn quyển vở, cái bút....

C. Hoạt động luyện tập

Câu hỏi trang 28 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?

A. Chỉ có con nhà nghèo khổ mới cần sống tự lập

B. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân

C. Những thành công do nhờ vào sự nâng đỡ, hỗ trợ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

D. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sộng, dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

E. Tự lập trong cuộc sống là rất cần thiết, tuy không phải dễ dàng.

Hướng dẫn giải:

A. Em không đồng ý vì ai cũng cần sống tự lập, bởi đó là phẩm chất cần thiết của mỗi con người nếu muốn thành công.

B. Em không đồng ý vì mọi sự nỗ lực và cố gắng kiên trì của bản thân đều mang lại kết quả tích cực dù sớm hay muộn.

C. Em đồng ý vì mình sống cho bản thân mình và không ai có thể nương tựa mãi vào người khác.

D. Em đồng ý vì người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình, không phụ thuộc vào người khác. Do đó, càng ngày họ càng có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức tích lũy để làm việc và tạo nên nhiều thành công.

E. Em đồng ý, bởi muốn sống tự lập cần phải cố gắng, rèn luyện trong một thời gian dài. Và tự lập sẽ giúp chúng ta gặt hái nhiều thành công nên đó là điều cần thiết mà mỗi chúng ta phải cố gắng để có thể sống tự lập.

D-E. Hoạt động vận dụng-tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 28 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Sưu tầm những tấm gương sống tự lập trong thực tiễn, trên sách báo, đài, tivi, Internet và chia sẻ với bạn bè trong nhóm, trong lớp

Hướng dẫn giải:

Một số tấm gương sống tự lập trong thực tiễn là:

- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

- Em Ngô Tuấn Em

- Nguyễn Thái Hoàng

- Võ sư Tạ Anh Dũng

- Nguyễn Công Hùng

Câu 2 trang 28: Hãy viết một bài (khoảng 1/2 - 1 trang A4) về sống tự do

Hướng dẫn giải:

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.

Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. hực tế đã chứng minh, những người thành công là người có tính tự lập từ rất sớm. Người Nhật nổi tiếng vì họ được dạy cho tự lập từ khi còn là những cô, cậu bé mấy tuổi. Ta thường thấy trẻ em Nhật Bản tự đi đến trường không cần bố mẹ đưa đón, ở trường cũng tự làm vệ sinh lớp học. Cách giáo dục ấy đã tạo nên những thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới.

Tự lập là phẩm chất mà ai cũng cần có trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, sống tự lập không có nghĩa là thu mình vào trong vỏ ốc, chúng ta cũng cần hòa mình với tập thể và biết lắng nghe ý kiến từ người khác để hoàn thiện chính bản thân mình.