Ôn tập về số tự nhiên: trang 160 SGK Toán 4
Bài 1 (trang 160 SGK Toán 4): Viết theo mẫu:
Đọc số | Viết số | Số gồm có |
---|---|---|
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám | 24 308 | 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị |
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư | ||
1 237 005 | ||
8 triệu, 4 nghìn, 9 chục |
Lời giải:
Đọc số | Viết số | Số gồm có |
---|---|---|
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám | 24 308 | 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị |
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư | 160 274 | 1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị |
Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm | 1 237 005 | 1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị |
Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi | 8 004 090 | 8 triệu, 4 nghìn, 9 chục |
Bài 2 (trang 160 SGK Toán 4): Viết mỗi số dưới đây thành tổng (theo mẫu):
1763; 5794; 20 292; 190 909.
Mẫu: 1763 = 1000 +700 +60 +3.
Lời giải:
5794 = 5000 + 700 + 90 + 4
20 292 = 20000 +200 +92 +2
190 909 = 100000 + 90000 + 900 +9
Bài 3 (trang 160 SGK Toán 4):
a) a) Đọc các số cho dưới đây và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc lớp nào và hàng nào:
67 358,851 904,3 205 700,195 080 126.
b) Nêu giá trị của mỗi chữ số 3 trong mỗi số sau:
103,1379,8932,13 064,3 265 910.
Lời giải:
a) 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. Chữ số 5 thuộc hàng chục và thuộc lớp đơn vị.
851 904: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư. Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn và thuộc lớp nghìn.
195 080 126: Một trăm chín lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu, chữ số 5 thuộc hàng triệu và thuộc lớp triệu.
b) Chữ số 3 trong số 103 chỉ 3 đơn vị.
Chữ số 3 trong số 1379 chỉ 3 trăm.
Chữ số 3 trong số 8932 chỉ 3 chục.
Chữ số 3 trong số 13 064 chỉ 3 nghìn.
Chữ số 3 trong số 3 265 910 chỉ 3 triệu.
Bài 4 (trang 160 SGK Toán 4):
a) Trong dãy số tự nhiên, 2 số tự nhiên liên tiếp hơn nhau (hoặc kém) nhau mấy đơn vị?
b) Số tự nhiên bé nhất là số nào?
c) Có số tự nhiên lớn nhất không? Tại sao?
Lời giải:
a) Trong dãy số tự nhiên, 2 số tự nhiên liên tiếp nhau hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
b) Số tự nhiên bé nhất là 0.
c) Không có số tự nhiên lớn nhất. Bởi vì số tự nhiên dù lớn đến đâu thì khi thêm 1 đơn vị vào ta cũng được một số lớn hơn.
Bài 5 (trang 160 SGK Toán 4): Viết số thích hợp vào chỗ trống để có:
a) 3 số tự nhiên liên tiếp:
67; …; 69
798; 799; …
…; 1000; 1001.
b) 3 số chẵn liên tiếp:
8; 10; …
98; .. ;102
…; 1000; 1002.
c) 3 số lẻ liên tiếp:
51; 53; …
199; …; 203
…; 999; 1001.
Lời giải:
a) 67,68,69
798,799; 800
999,1000,1001.
b) 8,10,12
98,100; 102
998,1000,1002.
c) 51,53,55
199,201,203
997,999,1001.
Nói thêm:
a) 2 số tự nhiên liên tiếp lớn hớn hoặc kém nhau) 1 đơn vị.
b) 2 số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.
c) 2 số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.
Bài trước: Thực hành (tiếp theo): trang 159 SGK Toán 4 Bài tiếp: Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo): trang 161 SGK Toán 4