Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (trang 28 Đạo Đức 4)
Câu 1 trang 28 Đạo Đức 4: Tại sao các bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
Trả lời:
- Bởi vì nghề nghiệp của bố mẹ Hà là nghề quét rác, vốn là một công việc lao động chân tay nghèo, công việc gắn liền với việc dọn dẹp rác thải và không được tốt như nhưng nghề nghiệp của bố mẹ các bạn ấy.
Câu 2 trang 28 Đạo Đức 4: Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
Trả lời:
- “Với em nghề nào cũng đều cần phải làm miễn là chân chính và không phân biệt sang hay hèn. Việc bố mẹ Hà làm nghề quét rác là không làm hại ai và hơn nữa là góp phần làm cho môi trường sạch sẽ, và họ cũng đều kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Nghề quét rác là một nghề cần được khen vì những người làm việc đó họ đang giúp cho thành phố luôn xanh – sạch – đẹp và cần phải kính trọng”.
- Đó sẽ là những điều mà em muốn nói trước lớp trong tình huống đó.
Bài 1 trang 29 Đạo Đức 4: Theo em, trong số những người nêu dưới đây, ai là người lao động? Vì sao?
a) Nông dân.
b) Bác sĩ.
c) Người giúp việc trong gia đình.
d) Người lái xe ôm
đ) Giám đốc công ti
e) Nhà khoa học
g) Người đạp xích lô
h) Giáo viên
i) Kẻ buôn bán ma túy.
k) Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em.
l) Kẻ trộm
m) Người ăn xin
n) Kĩ sư tin học
o) Nhà văn, nhà thơ
Trả lời:
- Những người là người lao động: a - b - c - d - đ - e - g - h - n - o vì họ đều lao động bằng chân tay, trí óc và công sức của mình.
- Còn i, k, l và m là những người kiếm tiền dựa trên các hành động xấu, phạm pháp, ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội và nhân quyền của con người.
Bài 2 trang 29 Đạo Đức 4: Em hãy cho biết, những người lao động trong các tranh sau đây làm nghề nghiệp gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
Trả lời:
- Tranh 1: Bác sĩ là những người khám và chữa bệnh cho chúng ta. Họ giúp chúng ta thoát khỏi những cơn bệnh và có một sức khỏe tốt hơn.
- Tranh 2: Thợ xây là những người đã xây dựng nên những công trình kiến trúc, những ngôi nhà, những con đường... góp phần làm đẹp cho xã hội.
- Tranh 3: Người điều khiển xe cần cẩu phục vụ cho những nhu cầu vận chuyển hàng hóa hay đi lại của con người, đẩy nhanh tiến độ các công việc cần vận chuyển hàng.
- Tranh 4: Ngư dân đánh bắt hải sản là nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta.
Bài 3 trang 30 Đạo Đức 4: Những hành động, việc làm nào sau đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
a) Chào hỏi lễ phép.
b) Nói trống không.
c) Giữ gìn đồ dùng, sách vở, đồ chơi.
d) Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì.
đ) Học tập gương những người lao động.
e) Quý trọng sản phẩm lao động.
h) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.
Trả lời:
- Những hành động thể hiện sự kính trọng người lao động: a, c, d, đ và e.
Bài 4 trang 30 Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau đây:
a) Giữa trưa hè, bác đưa thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ...
b) Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại lại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ...
c) Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa ồn ào trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...
Trả lời:
a) Tư sẽ mời bác đưa thư vào nhà ngồi nghỉ và uống nước mát rồi đi làm tiếp.
b) Hân sẽ hỏi các bạn tại sao lại nhại lại tiếng của những người bán hàng rong và nêu lên quan điểm làm như thế là không hay.
c) Lan sẽ nhắc các bạn không nên nô đùa và nói to bởi bố của Lan đang làm việc, chúng ta có thể ra ngoài sân để chơi.
Bài 5 trang 30 Đạo Đức 4: Sưu tầm các câu bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện, ca dao, tục ngữ,... nói về người lao động.
Trả lời:
Nay mừng những kẻ nông phu,
Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời,
Vốn xưa nông ở bậc hai,
Thuận hòa, mưa gió nông thời lên trên.
Quý hồ nhiều lúa là tiên,
Rõ ràng phú túc bình yên cả nhà.
Bốn mùa xuân hạ thu đông.
Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương.
Bước sang hạ giá thu tàng,
Thu thu liễn hoạch giàu ngang Thạch Sùng.
Quý nhân cùng kẻ anh hùng,
Rắp toan muốn hỏi nhà ông ê đề.
Thực thà chân chỉ thú quê,
Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang.
Bài 6 trang 30 Đạo Đức 4: Hãy kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục
Trả lời:
Bài trước: Bài 8: Yêu lao động (trang 25 Đạo Đức 4) Bài tiếp: Bài 10: Lịch sự với mọi người (trang 32 Đạo Đức 4)