Trang chủ > Lớp 4 > Giải BT Đạo Đức 4 > Bài 10: Lịch sự với mọi người (trang 32 Đạo Đức 4)

Bài 10: Lịch sự với mọi người (trang 32 Đạo Đức 4)

Câu 1 trang 32 Đạo Đức 4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên?

Trả lời:

- Bạn Trang đã cư xử rất không đúng mực và không lễ phép với người lớn là cô thợ may.

- Bạn Hà cư xử rất có chừng mực, lễ phép và hiểu chuyện rất thông cảm cho cô thợ may.

Câu 2 trang 32 Đạo Đức 4: Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn ấy điều gì? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu em là bạn của Hà em sẽ khuyên Hà rằng làm thế là thiếu tôn trọng, không lịch sự với cô thợ may và cần phải sửa đổi.

Bài 1 trang 32 Đạo Đức 4: Các hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm? Vì sao?

a) Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn đã cho ông một ít gạo và sau đó quát: “Thôi, đi đi! ”.

b) Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một người phụ nữ đang có bầu.

c) Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.

d) Do sơ ý, Lâm đã làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy

đ) Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.

Trả lời:

a) Không nên làm.

Nhàn làm như vậy là rất mất lịch sự. Dù ông lão ăn xin nhưng là người lớn nên Nhàn vẫn nên có thái độ tôn trọng với người già và không nên nói trống không rồi đuổi ông lão như vậy.

b) Nên làm.

Phụ nữ mang bầu cần được ưu tiên khi đi xe buýt.

c) Không nên làm.

Làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi người trong rạp khi xem phim.

d) Nên làm.

Lâm mặc dù làm em bé ngã nhưng đã kịp thời đỡ em bé dậy và xin lỗi em chứ không bỏ đi luôn là rất đúng.

đ) Không nên làm.

Hành động như vậy rất không lịch sự và làm bạn Nga sợ hãi.

Bài 2 trang 33 Đạo Đức 4: Trong các ý kiến dưới đây, em đồng ý với ý kiến nào?

a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.

b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thị xã, thành phố.

c) Phép lịch sự giúp cho mọi người trở nên gần gũi với nhau hơn.

d) Mọi người đều cần phải biết cư xử lịch sự, không nên phân biệt già – trẻ, nam – nữ, giàu – nghèo.

đ) Lịch sự với bạn bè, người thân là điều không cần thiết.

Trả lời:

a) Không đồng ý.

Chúng ta cần phải lịch sự với tất cả mọi người dù là già hay trẻ.

b) Không đồng ý.

Lịch sự luôn cần thiết dù là ở đâu.

c) Đồng ý.

đ) Không đồng ý.

Chúng ta cần phải tôn trọng và lịch sự với mọi người.

Bài 3 trang 33 Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để đưa ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi nói năng, ăn uống, chào hỏi, ...

Trả lời:

- Mời các thành viên trong gia đình khi ăn cơm.

- Khi ăn không được phát ra tiếng nhai.

- Không dùng đũa chọc vào đồ ăn rồi để lại.

- Không bới đồ ăn.

- Ăn xong mời ông bà, bố mẹ dùng tăm...

Bài 4 trang 33 Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và đóng vai theo các tình huống dưới đây:

a) Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi rất vui vẻ. Chẳng may, Tiến nhỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.

Theo em, 2 bạn cần làm gì khi đó?

b) Thành và các bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang.

Trả lời:

a) 2 bạn cần sửa lại đồ chơi nếu có thể hoặc mang cho người lớn để sửa.

b) Các bạn cần đến xem bạn gái ấy có bị làm sao không và xin lỗi. Đưa bạn gái về nhà.

Bài 5 trang 33 Đạo Đức 4: Câu ca dao sau đây khuyên chúng ta điều gì?

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trả lời:

- Câu cao dao muốn nói rằng những lời nói chúng ta nói ra trong cuộc sống hàng ngày cần phải khéo léo và lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, để làm sao cho không mất lòng nhau. Nhất là những lúc bực tức, nóng giận lại càng cần phải biết kiểm soát hành vi, lời nói của mình để tránh gây ra những điều đáng tiếc.