Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (trang 21 Đạo Đức 4)
Câu 1 trang 21 Đạo Đức 4: Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi lắng nghe Vân nói
Trả lời:
- Các bạn sẽ hưởng ứng việc Vân cùng nhau tới thăm cô giáo.
Câu 2 trang 21 Đạo Đức 4: Nếu em là học sinh cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Tại sao?
Trả lời:
- Em sẽ cùng mọi người mua hoa quả và tới thăm cô giáo, giúp đỡ cô dọn nhà.
Bài 1 trang 22 Đạo Đức 4: Việc làm nào trong các tranh sau đây thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
Trả lời:
- Bức tranh 1,2 và 4 thể hiện tấm lòng kính trọng, biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Bức tranh 3 chưa thể hiện được tấm lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Dù cô không dạy lớp mình nhưng vẫn là cô giáo và cần phải thể hiện sự tôn trọng cô.
Bài 2 trang 22 Đạo Đức 4: Những việc làm sau đây đã thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo:
a) Chăm chỉ học tập.
b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp.
c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d) Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường.
đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e) Chúc mừng thầy giáo, cô giáo vào dịp lễ Nhà giáo Việt Nam
g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn
Ngoài những việc trên, theo em còn cần làm nhiều việc gì khác để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?
Trả lời:
- Một số việc làm bày tỏ lòng biết ơn với thầy giáo cô giáo: a, b, d, đ, e và g.
- Việc làm c là không thể hiện được lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Vì việc mất trật tự khiến ảnh hưởng đến tiết học của cô và những bạn khác làm mọi người không tập trung học được.
Bài 3 trang 23 Đạo Đức 4: Em hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
Trả lời:
Người cô “bao che”
Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, chuyện kể về tấm lòng khoan dung của cô giáo với học trò của mình. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đều đã từng có một thời ham chơi không chịu học tập và bản thân tôi cũng vậy. Cô giáo tôi tên là Hạnh, là cô giáo dạy toán của lớp tôi. Hôm đó, là ngày đầu tiên tôi đến lớp học thêm của cô. Nhưng thay vì đến lớp học, tôi đã đi chơi điện tử với nhóm bạn của mình và đã nghĩ sẵn một lí do nghỉ học của mình “Buổi sau em mới đến học cô ạ”. Ngay tuần đó đã có một buổi họp phụ huynh thường niên và mẹ tôi đã hỏi cô giáo tình hình học tập của tôi khi đến lớp học thêm của cô. Và thật bất ngờ khi cô đã trả lời “Cháu buổi đầu học rất tập trung, em cứ yên tâm”. Thật không thể ngờ được rằng cô đã bao che cho tôi như vậy. Cô bảo tôi rằng: “Cô giúp em lần này, hi vọng rằng lần sau em sẽ không được làm thế nữa, cố gắng học lên và đừng phụ lòng của cha mẹ em”. Cuối kì từ một học sinh với điểm trung bình toán tôi đã vươn lên được điểm giỏi, đỗ đại học với điểm số cao. Cảm ơn cô rất nhiều, cô giáo của em.
Bài 4 trang 23 Đạo Đức 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Trả lời:
Bài 5 trang 23 Đạo Đức 4: Sưu tầm các bài thơ, truyện, ca dao, tục ngữ hay bài hát nói về công lao của các thầy giáo, cô giáo.
Trả lời:
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy