Bài 9-10: Thực hành: Nói KHÔNG đối với các chất gây nghiện - trang 20 BT Khoa học 5
Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 9-10 trang 20:
Câu hỏi: Đọc các thông tin dưới đây và hoàn thành bảng sau:
Tác hại của thuốc lá | Tác hại của rượu, bia | Tác hại của ma túy | |
---|---|---|---|
Đối với người sử dụng | |||
Đối với người xung quanh |
Giải đáp:
Tác hại của thuốc lá | Tác hại của rượu, bia | Tác hại của ma túy | |
---|---|---|---|
Đối với người sử dụng | - Người sử dụng thuốc lá bị nghiện. - Gây ra nhiều bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch - Khói thuốc gây hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn. |
- Gây nghiện. - Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, thần kinh. - Gây ra lối sống bê tha (quần áo xộc xệch, mặt đỏ, đi loạng choạng, …) |
- Chỉ thử một lần cũng gây nghiện. - Hủy hoại sức khỏe, gây mất khả năng lao động. - Dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hủy hoại hệ thần kinh (thường không làm chủ được bản thân rất đến những sự việc đáng tiếc) |
Đối với người xung quanh | - Nếu hít phải khói thuốc cũng gây ra bệnh như những người hút thuốc. - Trẻ em thì dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa, ngoài ra trẻ em dễ bắt chước và trở nên nghiện thuốc lá. |
- Chịu ảnh hưởng bởi các hành động gây ra bởi người say rượu bia như nạn nhân của tai nạn giao thông, bị người say rượu gây sự, đánh, cướp giật. |
- Gây thiệt hại về kinh tế. - Gia tặng các tệ nạn xạ hội, tỉ lệ tội phạm gia tăng. |
Bài 9-10 trang 22:
Câu hỏi: Thực hành kĩ năng từ chối: Nói “Không! ” đối với các chất gây nghiện.
Giải đáp:
- Chúng ta có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ và cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Khi người khác từ chối ta cũng không được bắt ép, hay sử dụng bạo lực.
- Có nhiều cách từ chối, song mục đích cuối cùng cần đạt được vẫn là nói “Không! ”.
- Một số ví dụ:
+ Từ chối rượu.
+ Từ chối sử dụng thuốc lá.
+ Từ chối sử dụng ma túy.