Bài 26: Đá vôi - trang 54 BT Khoa học 5
Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 26 trang 54: Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà bạn biết.
Giải đáp:
Mốt số vùng núi đá vôi ở nước ta:
- Động Hương Tích (Hà Nội).
- Bích động (Ninh Bình).
- Động Phong Nha (Quảng Bình).
Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 26 trang 55:
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội, quan sát chõ cọ xát trên hại hòn đá. Bạn có nhận xét gì về tính cứng của đá vôi so với đá cuội?
2. Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội rồi nhận xét.
Giải đáp:
1. Khi cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội ta thấy tại nơi va chạm đá vôi bị vỡ (nếu va chạm đủ mạnh), hoặc mài mòn. Như vậy đá cuội cứng hơn đá vôi.
2. Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội, quan sát ta sẽ thấy viên đá vôi thì sủi bọt, xuất hiện khói, còn ở đá cuội không thấy hiện tượng gì. Đó là hiện tượng đá vôi tác dụng với axit giải phóng khí CO2.
Trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 26 trang 55:
- Làm thế nào để biết một hoàn đá có phải đá vôi hay không?
- Đá vôi có thể dùng để làm gì?
Giải đáp:
- Để biết một hoàn đá có phải đá vôi hay không ta có thể quan sát bề ngoài của chúng. Cụ thể: đá vôi thường có bề ngoài trắng, độ cứng không cao, dễ vỡ khi có va chạm. Ngoài ra ta có thể sử dụng axit loãng (hoặc giấm) để nhỏ vào, nếu thấy sủi bọt và bốc khói thì đó là đá vôi.
- Đá vôi được dùng làm nguyên liệu trong xây dựng là chủ yếu (nung vôi, xây nhà, sản xuất xi măng,.. ), ngoài ra dùng để tạc tượng, làm phấn viết, nấu thành thạch cao,...
Bài trước: Bài 25: Nhôm - trang 52 BT Khoa học 5 Bài tiếp: Bài 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói - trang 56 BT Khoa học 5