Trang chủ > Lớp 5 > Giải SBT Tin học lớp 5 > Bài 4: Thực hành tổng hợp - trang 59 SBT Tin học 5

Bài 4: Thực hành tổng hợp - trang 59 SBT Tin học 5

T1 trang 59 SBT Tin học 5:

Câu hỏi: Em hãy gõ và trình bày bài hát Em như chim bồ câu trắng (chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, hình vẽ minh hoạ…) theo ý em. Sau đây là một trình bày tham khảo:

Trả lời:

Gợi ý:

• Bài hát và hình vẽ được chèn vào hai cột của một bảng. Toàn bài hát trình bày bằng chữ có màu xanh (Blue).

• Trình bày tên bài hát: phông. VnArial, đậm, cỡ 14.

• Dòng hai: “Sáng tác”: phông. VnArial, nghiêng, cỡ 12. “Trần Ngọc”: phông. VnArial, kiểu thường, cỡ 12.

• Các lời bài hát: phông. VnComercial Script, kiểu thường, cỡ 20.

• Em có thể nháy Format → Borders and Shading… → Shading để chọn màu nền xanh (Blue) cho các ô của bảng để hình vẽ chim bồ câu trắng nổi bật trên nền trời.

T2 trang 61:

Câu hỏi: Em hãy gõ và trình bày văn bản sau theo ý em (Trình bày dưới đây chỉ tham khảo):

Trả lời:

Gợi ý:

• Toàn bài chọn chữ màu đen, trên nền màu sáng lam ngọc (Light Turquioise). Để chọn màu nền em nháy Format → Borders and Shading… → Shading rồi chọn màu nền.

• Tên bài: phông. VnTime, nét đậm, cỡ 14.

• Toàn bài văn: phông. VnTime, nét thường, cỡ 12.

• Dòng trích dẫn: Từ “Theo” có phông. VnArial, nghiêng, cỡ 10. Tên tác giả: phông. VnArialH, đậm, cỡ 10.

• Hai ảnh dưới (Chợ Bến Thành, Cầu Muối) được chèn vào hai ô của một bảng. Em nên thay đổi kích cỡ ảnh cho thích hợp khi đặt vào ô của bảng (xem hướng dẫn của T1, bài 3).

Kết quả:

Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một ngày mới bắt đầu.

Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toàn nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.

Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối, … đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.

Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!

Theo NGUYỄN MẠNH TUẤN

T3 trang 62:

Câu hỏi: Em hãy tạo một mẫu giới thiệu về một số di tích lịch sử và thắng cảnh Hà Nội. Các em có thể tham khảo các tranh minh hoạ dưới đây lấy từ Internet.

Trả lời:

QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quảng trường Ba Đình có khuôn viên rộng với nhiều ô cỏ lớn là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa Quảng trường là cột cờ Tổ quốc.

Trước đây, Quảng trường là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Năm 1894, khi chiếm đóng Hà Nội, thực dân Pháp đã xây một vườn hoa nhỏ gọi là Quảng trường Tròn hay còn gọi là Quảng trường Pugininer. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quảng trường Tròn được đặt tên là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình. Tại đây, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời gian Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đổi tên quảng trường là Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, quân ta về tiếp quản thủ đô và nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình.

Từ ngày 19/5/2001, nghi lễ chào cờ hàng ngày được bắt đầu vào lúc 6 giờ (mùa nóng từ 01/4 đến 31/10) và 6 giờ 30 (mùa lạnh từ 01/11 đến 31/3 năm sau) và Lễ hạ cờ diễn ra lúc 21 giờ.

Trải qua bao biến cố lịch sử, Quảng trường Ba Đình đã trở thành một cái tên gần gũi và thiêng liêng, là niềm tự hào của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước; nơi mà mỗi người dân Việt Nam và khách quốc tế đều mong được một lần đến thăm; là địa điểm thường xuyên được chọn để tổ chức các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm lớn mang tính lịch sử của đất nước.