Bài 2: Tạo bảng trong văn bản - trang 50 SBT Tin học 5
Bài 1 trang 50 SBT Tin học 5:
Câu hỏi: Em hãy đánh dấu √ vào ô vuông dưới nút chèn một bảng vào trong văn bản trong hình dưới đây:
Trả lời:
Nút chèn bảng là:
Lưu ý: Nút chèn một bảng vào văn bản có biểu tượng là một bảng 4 dòng 3 cột. Nếu em dừng con trỏ chuột trên biểu tượng sẽ thấy hiện lên chữ “Insert Table”.
Bài 2 trang 50:
Câu hỏi: Em hãy sắp xếp thứ tự các bước cần thực hiện để chèn một bảng vào trong văn bản
A) Kéo thả chuột đến ô (3,4)
B) Nháy chuột vào nút
C) Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí cần chèn bảng vào văn bản
D) Xác định số hàng, số cột của bảng cần tạo (giả sử 3 hàng, 4 cột)
Trả lời:Sắp xếp theo thứ tự đúng như sau: D → C → B → A
Bài 3 trang 51:
Câu hỏi: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A) Không thể tạo ra bảng có nhiều hơn 4 hàng.
B) Không thể tạo ra bảng có nhiều hơn 5 cột.
C) Có thể tạo ra bảng có nhiều hơn 4 hàng và nhiều hơn 5 cột
D) Các câu trên đều sai.
Trả lời:Chọn đáp án đúng là: C)
Cách làm: Sau khi nháy vào nút Insert Table, từ góc trên bên trái em có thể kéo thả chuột sang phải và xuống dưới để mở rộng bảng
T1 trang 51 SBT Tin học 5:
Câu hỏi: Em hãy tạo bảng có 3 hàng, 4 cột để ghi lịch học một ngày của em.
Trả lời:Cách làm: Em thực hiện theo thứ tự sau:
Bước 1. Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí cần chèn bảng vào văn bản.
Bước 2. Nháy chuột vào nút
Bước 3. Kéo thả chuột tới ô thuộc hàng 3, cột 4
Bước 4. Nháy chuột vào từng ô của bảng đã tạo và gõ chữ trong ô đó. (Lưu ý. Khi soạn thảo nội dung trong các ô, có thể nhấn phím Tab để chuyển từ ô hiện tại sang ô mới. Cũng có thể dùng nhóm phím mũi tên để di chuyển sang ô mới).
THỜI KHOÁ BIỂU
Tiết | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
---|---|---|---|---|---|
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 |
T2 trang 52:
Câu hỏi: Em hãy tạo thời khoá biểu của em (là bảng có 5 hàng, 6 cột):
Trả lời:Cách làm: Thực hiện các bước như bài T1, nhưng tại bước 3 em cần kéo thả chuột sang phải và xuống dưới để tới được ô thuộc hàng 5, cột 6.
T3 trang 52:
Câu hỏi: Từ thời khoá biểu đã tạo ở bài T2, em hãy thêm 4 hàng (một hàng để ngăn cách buổi sáng và buổi chiều, ba hàng để ghi thời khoá biểu buổi chiều). Mẫu dưới đây là một thời khoá biểu các ngày trong tuần (buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3 tiết).
Trả lời:Cách làm: Để thêm các hàng phía dưới em có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của hàng cuối cùng, nháy chọn Table → Insert → Rows Below.
Cách 2: Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí bên phải ô cuối cùng của một hàng sau đó nhấn phím Enter sẽ có hàng mới ngay dưới.
Em có thể xoá một hàng bằng cách đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của hàng này rồi nháy chọn Table → Delete → Rows.
Em có thể xoá một cột bằng cách đặt con trỏ soạn thảo vào một ô bất kì của cột này rồi nháy chọn Table → Delete → Columns.
Trong mỗi ô em có thể gõ văn bản với trình bày kiểu, nét, màu chữ và căn lề như soạn thảo văn bản thông thường.
THỜI KHOÁ BIỂU
Trường:
Lớp:
Họ và Tên:
Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu |
---|---|---|---|---|
Chào cờ | Âm nhạc | Tiếng Anh | Tiếng Việt (câu) | Tiếng Anh |
Tập đọc | Khoa học | HĐ tập thể | Tin học | Tập làm văn |
Toán | Tập làm văn | Tập đọc | Tin học | Toán |
Khoa học | Toán | Toán | Toán | Thể dục |
Thể dục | Chính tả | Lịch sử | Đạo đức | Địa lí |
Tiếng Việt | Kĩ thuật | Mĩ thuật | Kể chuyện | Tự học |
Tự học | Tự học | Tự học | Tự học | Sinh hoạt lớp |
T4 trang 53:
Câu hỏi: Bạn Mai sưu tầm được 20 bài hát thiếu nhi sau đây:
1. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, của Phong Nhã.
2. Bác Hồ - Người cho em tất cả, của Hoàng Long – Hoàng Lân.
3. Bàn tay của mẹ, của Bùi Đình Thảo – Tạ Hữu Yên.
4. Bụi phấn, của Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc.
5. Ca ngợi Tổ quốc, của Hoàng Vân.
6. Chiếc đèn ông sao, của Phạm Tuyên.
7. Cánh chim tuổi thơ, của Phan Long.
8. Cho con, của Phạm Trọng Cầu – Tuấn Dũng.
9. Đếm sao, của Văn Chung.
10. Đi học, của Bùi Đình Thảo – Minh Chính.
11. Đội ta lớn lên cùng đất nước, của Phong Nhã.
12. Đưa cơm cho mẹ đi cày, của Hàn Ngọc Bích.
13. Em như chim bồ câu trắng, của Trần Ngọc.
14. Hạt gạo làng ta, của Trần Viết Bình – Trần Đăng Khoa
15. Khi tóc thấy bạc trắng, của Trần Đức.
16. Ngày đầu tiên đi học, của Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương.
17. Reo vang bình minh, của Lưu Hữu Phước.
18. Thiếu nhi thế giới liên hoan, của Lữu Hữu Phước.
19. Trái đất này là của chúng mình, của Trương Quang Lục – Định Hải.
20. Trường làng tôi, của Phạm Trọng Cẩu.
Trả lời:Gợi ý:
Trước hết em cần xác định số hàng, số cột của bảng (có thể là 3 cột, 21 hàng).
Để tạo một bảng có số hàng lớn, em có thể nháy chọn Table → Insert → Table. Khi đó sẽ xuất hiện một cửa sổ như hình bên. Em cần gõ vào số cột và số hàng, rồi nháy nút OK.
Mỗi bảng nên có một tên. Em hãy tự đặt cho bảng một tên thích hợp và trang trí cho đẹp. Hàng đầu tiên của bảng gọi là hàng tiêu đề dành ghi tên của các cột. Tên các cột nên dùng phông, cỡ và nét chữ riêng.
TT | Tên bài hát | Tên nhạc sĩ – người sáng tác |
---|---|---|
1 | Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng | Phong Nhã |
2 | Bác Hồ - Người cho em tất cả | Hoàng Long – Hoàng Lân |
3 | Bàn tay của mẹ, của Bùi Đình Thảo | Tạ Hữu Yên |
4 | Bụi phấn | Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc |
5 | Ca ngợi Tổ quốc | Hoàng Vân |
6 | Chiếc đèn ông sao | Phạm Tuyên |
7 | Cánh chim tuổi thơ, | Phan Long |
8 | Cho con | Phạm Trọng Cầu – Tuấn Dũng |
9 | Đếm sao | Văn Chung |
10 | Đi học | Bùi Đình Thảo – Minh Chính |
11 | Đội ta lớn lên cùng đất nước | Phong Nhã |
12 | Đưa cơm cho mẹ đi cày | Hàn Ngọc Bích |
13 | Em như chim bồ câu trắng | Trần Ngọc |
14 | Hạt gạo làng ta | Trần Viết Bình – Trần Đăng Khoa |
15 | Khi tóc thấy bạc trắng | Trần Đức |
16 | Ngày đầu tiên đi học | Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương |
17 | Reo vang bình minh | Lưu Hữu Phước |
18 | Thiếu nhi thế giới liên hoan | Lữu Hữu Phước |
19 | Trái đất này là của chúng mình | Trương Quang Lục – Định Hải |
20 | Trường làng tôi | Phạm Trọng Cẩu |
T5 trang 55:
Câu hỏi: Bạn Mai đã tạo và trình bày Lịch tháng 9 năm 2011 như hình bên dưới. Em hãy tạo Lịch tháng 12 năm nay.
Trả lời:Em chỉ cần tạo bảng ghi các ngày của tháng 12 năm 2011 đúng với thứ trong tuần. Phần trang trí hình vẽ sẽ đề cập ở bài học sau.
Trong mẫu trên, hàng tiêu đề của bảng ghi tên các thứ trong tuần bằng từ tắt tiếng Anh (SUN: Sunday – Chủ nhật; MON: Monday – Thứ hai…)
Cột đầu tiên ghi các ngày chủ nhật em có thể dùng màu chữ là đỏ (thường dùng cho các ngày lễ, ngày nghỉ) bằng cách nháy nút để chọn màu.