Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trang 84 Địa lí 5
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 9 trang 84: Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta.
Giải đáp:
Các dân tộc ít người ở nước ta: Tày, Nùng, Thái, Mông, Mường, Tà –ôi, Gia Lai, Ê đê…
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 9 trang 84: Qua bảng số liệu sau đây, nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới ở một số nước ở châu Á.
Giải đáp:
Qua bảng số liệu trên em nhận thấy: Nước ta có mật độ dân số cao so với trung bình thế giới và các nước trong khu vực châu Á.
Năm 2004, mật độ dân số Việt Nam là 249 người/km2, cao gấp hơn 5 lần thế giới; gấp hơn 10 lần mật độ dân số của Lào, gấp 3,5 lần Cam-pu-chia và gấp 1,8 gần mật độ dân số Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 5 Bài 9 trang 86: Quan sát lược đồ mật độ dân số, cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào?
Giải đáp:
* Quan sát lược đồ mật độ dân số Việt Nam ở trên em thấy:
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng Đồng bằng ven biển
- Dân cư thưa thớt ở những vùng núi.
Câu 1 trang 86 Địa Lí 5: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
Giải đáp:
- Nước ta có 54 dân tộc anh em.
- Dân tộc Kinh là dân tộc có số dân đông nhất chiếm hơn 80% dân số nước ta, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.
- Các dân tộc ít người sinh sống ở vùng núi và cao nguyên.
Câu 2 trang 86 Địa Lí 5: Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì?
Giải đáp:
Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta:
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, không hợp lý giữa các vùng
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển, đất chật người đông.
+ Ở miền núi đất rộng nhiều tài nguyên thì dân cư thưa thớt, thiếu lao động.
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 3/4 dân số sống ở nông thôn, 1/4 dân số sống ở thành thị.
Bài trước: Bài 8: Dân số nước ta - Trang 83 Địa lí 5 Bài tiếp: Bài 10: Nông nghiệp - Trang 87 Địa lí 5