Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo - Trang 25 Lịch Sử 5
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 12 trang 25: Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
Giải đáp:
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” vì:
- Ngay sau cách mạng, các nước đế quốc cấu kết thế lực phản động bao vây chống phá chính quyền non trẻ.
- Lũ lụt, hạn hán tàn phá nông nghiệp.
- Nạn đói cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu đồng bào.
- Hơn 90% đồng bào mù chữ. Tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 12 trang 25: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
Giải đáp:
- Qua câu chuyện trên em thấy, việc làm của Bác cho thấy Bác là một vị lãnh tụ vô cùng giản dị, yêu thương nhân dân. Bác là tấm gương để nhân dân ta học tập và noi theo.
- Việc làm của Bác cổ vũ rất lớn tinh thần của toàn dân tộc trong những ngày tháng gian khổ “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 12 trang 26: Theo em, những sự việc trên nói lên truyền thống gì của nhân dân ta?
Giải đáp:
Theo em, những sự việc trên nói lên truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta.
Câu 1 trang 27 Lịch Sử 5: Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám?
Giải đáp:
* Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám:
- Ngay sau cách mạng, các nước đế quốc cấu kết thế lực phản động bao vây chống phá chính quyền non trẻ.
- Lũ lụt, hạn hán tàn phá nông nghiệp.
- Nạn đói cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu đồng bào.
- Hơn 90% đồng bào mù chữ. Tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
Câu 2 trang 27 Lịch Sử 5: Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
Giải đáp:
* Những việc làm của nhân dân ta để chống lại “giặc đói”:
- Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”, … dành gạo cho dân nghèo
- Dân nghèo được chia ruộng, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
* Để chống “giặc dốt”:
- Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xóa nạn mù chữ.
- Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được đến trường.
Bài trước: Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945) - Trang 23 Lịch Sử 5- Bài tiếp: Bài 13: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước - Trang 28 Lịch Sử 5