Bài 20: Bến Tre đồng khởi - Trang 44 Lịch Sử 5
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 20 trang 44: Quan sát hình trên, em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam?
Giải đáp:
Bức hình cho thấy đông đảo đồng bào miền Nam hưởng ứng, ủng hộ và nổi dậy phá thế kìm kẹp để đứng lên bảo vệ đất nước.
Câu 1 trang 44 Lịch Sử 5: Phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Giải đáp:
- Trược sự khủng bố, tàn sát của Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”. Bến Tre là nơi diễn ra phong trào “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất.
Câu 2 trang 44 Lịch Sử 5: Thuật lại sự kiện ngày 17 – 1 – 1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Giải đáp:
* Sự kiện ngày 17 – 1 – 1960 ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre:
- Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre.
- Với vũ khí thô sơ, nhân dân vùng dậy, làm cho quân địch khiếp đảm.
- Từ cuộc nổi dậy ở Mỏ Cày, phong trào lan nhanh các huyện khác.
- Từ Bến Tre, phong trào lan khắp miền Nam.
Câu 3 trang 44 Lịch Sử 5: Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
Giải đáp:
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị với nhiều tầng lớp tham gia.
- Từ đó chuyển cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động.
Bài trước: Bài 19: Nước nhà bị chia cắt - Trang 42 Lịch Sử 5 Bài tiếp: Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta - Trang 46 Lịch Sử 5