Trang chủ > Lớp 3 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 3 > Tuần 7 - Trang 29 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

Tuần 7 - Trang 29 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

Tuần 7 Chính tả Tuần 7 trang 29 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

1: Điền vào chỗ trống và ghi lại lời giải cấu đố:

a, tr hoặc ch

Mình.... òn mũi nhọn

.... ẳng phải bò.... âu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn

Là: ................

b, iên hoặc iêng

Trên trời có g.... nước trong

Con k.... chẳng lọt, con ong chẳng vào

Là: ............

Giải đáp:

a, tr hoặc ch

Mình tròn mũi nhọn

Chẳng phải bò trâu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn

Là: cái bút mực

b, iên hoặc iêng

Trên trời có giếng nước trong

Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào

Là: quả dừa

2: Viết những chữ cái và tên còn thiếu trong bảng sau:

Số thứ tự Chữ Tên chữ
1 q
2
3
4
5 th
6 tê e-rờ
7 u
8
9
10 x
11 i dài

Giải đáp:

Số thứ tự Chữ Tên chữ
1 q quy
2 r e-rờ
3 s ét-sì
4 t
5 th tê hát
6 tr tê e-rờ
7 u u
8 ư ư
9 v
10 x ích xì
11 y i dài

Tuần 7
Luyện từ và câu Tuần 7 trang 30,31 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

1: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới

a, M: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

b, Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh

c, Cây pơ mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hí vang

d, Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

Sự vật A Từ so sánh Sự vật B
M:a) Trẻ em như búp trên cành
b)
c)
d)

Giải đáp:

Sự vật A Từ so sánh Sự vật B
M:a) Trẻ em như búp trên cành
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ
c) Cây pơ –mu như người lính canh
d) Bà như quả ngọt chín rồi

2: Đọc lại bà tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (sách Tiếng Việt 3, tập một trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống

a, Chỉ hoạt động chơi bóng các bạn nhỏ M: bấm bóng,............
b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già M: hoảng sợ,................

Giải đáp:

a, Chỉ hoạt động chơi bóng các bạn nhỏ M: bấm bóng, cướp bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng
b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già M: hoảng sợ, bỏ chạy, mếu máo, xin lỗi

3: Tìm và viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em:

Giải đáp:

- Hoạt động: dậy sớm chào mẹ trước

- Trạng thái: náo nức, tự tin

Tuần 7 Chính tả Tuần 7 trang 31,32,33 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

1: Điền en hoặc oen vào chỗ trống:

- Nhanh nh....

- Sắt h.... gỉ

- Nh.... miệng cười

- H.... nhát

Giải đáp:

- Nhanh nhẹn

- Sắt hoen gỉ

- Nhoẻn miệng cười

- Hèn nhát

2: Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây:

a)

trung
chung
trai
chai
trống
chống

b)

kiên
kiêng
miến
miếng
tiến
tiếng

Giải đáp:

a)

trung trung thu, tập trung, trung lập
chungchung kết, chung sức, chung quanh
traicon trai, ngọc trai, bạn trai
chaichai lọ, chai lì, chai mặt
trốngcái trống, trống vắng, chỗ trống
chốngchống gậy, chống đối, chống trả

b)

kiênkiên cường, kiên nhẫn, kiên quyết
kiêng ăn kiêng, kiêng cữ, kiêng dè
miếnmiến lươn, sợi miến, làm miến
miếngmiếng thịt, miếng bánh, miếng trầu
tiếntiên tiến, tiến lên, tiến công
tiếngnổi tiếng, tiếng hát, tiếng nói

Tuần 7
Tập làm văn Tuần 7 trang 33,34 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

1: Dựa theo truyện Không nỡ nhìn, trả lời câu hỏi:

a, Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

b, Bà cụ ngồi cạnh anh hỏi điều gì?

c, Anh trả lời thế nào?

d, Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

Giải đáp:

a, Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

- Anh thanh niên ngồi ôm mặt trên xe buýt.

b, Bà cụ ngồi cạnh anh hỏi điều gì?

- Bà cụ hỏi anh: “ Cháu nhức đầu à? Có cần xoa dầu không? ”

c, Anh trả lời thế nào?

- Anh thanh niên trả lời là không lỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng trên xe.

d, Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

- Anh thanh niên là người ích kỉ, lại tỏ ra ta là người lịch sự

2: Để cùng các bạn tổ chức tốt một cuộc họp tổ, em hãy chọn nội dung thích hợp (bằng cách gạch dưới nội dung em chọn)

a, Tôn trọng luật đi đường

b, Bảo vệ của công

c, Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn

Giải đáp:

a, Tôn trọng luật đi đường

b, Bảo vệ của công

c, Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn

3: Ghi vắn tắt những ý chính cần nói:

a, Mục đích cuộc họp:

b, Tình hình:

c, Nguyên nhân:

d, Cách giải quyết:

e, Giao việc cho các bạn:

Giải đáp:

a, Mục đích cuộc họp: Bàn về việc giúp đỡ bạn Thảo để bạn ấy có thể tiếp tục đến trường

b, Tình hình: Bạn Thảo có ý định nghỉ học

c, Nguyên nhân: Nhà bạn Thảo quá nghèo không đủ tiền để mua dụng cụ học tập cho Thảo, gia đình lại neo đơn.

d, Cách giải quyết: Cả lớp đến thăm hỏi và động viên Thảo tiếp tục đến lớp, đóng góp giúp đỡ bạn Thảo. Phân công các thành viên của lớp đến nhà giúp đỡ công việc nhà cho bạn Thảo

e, Giao việc cho các bạn: Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng đến nhà Thảo, cả lớp cùng thực hiện chia sẻ công việc với bạn Thảo