Trang chủ > Lớp 3 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 3 > Tuần 35 - VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

Tuần 35 - VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 1 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thể thao:

Giải đáp:

1. Cuộc chạy đua trong rừng

2. Cùng vui chơi

3. Tin thể thao

4. Buổi học thể dục

5. Bé thành phi công

6. Lời kêu gọi toàn dân tập thề dục.

2: Viết một thông báo ngắn vể buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem (tham khảo cách viết quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc “ trong sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 46).

Giải đáp:

THÔNG BÁO: CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

Liên đội Nguyễn Văn Trỗi

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

- Đặc biệt hấp dẫn với các tiết mục:

* Ca - múa - nhạc

* Ảo thuật

* Hài kịch

* Biểu diễn thời trang

- Thời gian: 19 giờ ngày 19/11/2013

- Địa điểm: tại sân trường

Kính mời quý Thầy cô, quý Phụ huynh và các bạn đến xem.

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 2 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

1: Nhớ và viết lại khổ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công:

Giải đáp:

Quay vòng, quay vòng

Không chen, không vượt

Đội bay hàng một

Không ai cuối cùng.

Hồ nước lùi dần

Cái cây chạy ngược

Ngôi nhà hiện ra

Con đường biến mất

Không run, không run

Mẹ vẫn dưới đất

Đang cười đấy thôi...

2: Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:

a) Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: ........................................

b) Sáng tạo

- Từ ngữ chỉ tri thức: ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: ........................................

c) Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: ........................................

- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: ........................................

Giải đáp:

a) Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: giang sơn, đất nước, non sông, nước nhà,....

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, giữ gìn; canh giữ, tuần tra, chiến đấu, chống xâm lược, ....

b) Sáng tạo

- Từ ngữ chỉ tri thức: bác sĩ, giáo viên, giảng viên, kĩ sư, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, ....

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: chữa bệnh, khám bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, chế tạo, sáng chế, điều chế…

c) Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: đạo diễn, vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc…,

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: biểu diễn, đóng phim, sáng tác, chụp ảnh, vẽ tranh, trình diễn…

- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học, ảo thuật, ca kịch, kiến trúc, …

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 3 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung:

Giải đáp:

1. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

2. Một mái nhà chung

3. Ngọn lửa Ô-lim-pich

4. Bác sĩ Y-éc-xanh

5. Bài hát trồng cây

6. Con cò

7. Người đi săn và con vượn

8. Mừ hoa lượn sóng

9. Cuốn sổ tay

2: Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Một mái nhà chung:

Mọi mái......................

Có mái......................

Là......................

...................... vố cùng..

Mọi mái......................

...................... nhà chung

...................... vòm cao

Bảy sắc.......................

Bạn ơi, ......................

...................... lên trông

Bạn ơi,......................

Hát câu...................... :

......................

......................

Giải đáp:

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

bầu trời xanh

Xanh đến vố cùng..

Mọi mái nhà riêng

Có mái nhà chung

Rực rỡ vòm cao

Bảy sắc cầu vồng.

Bạn ơi, ngước mắt

Ngước mắt lên trông

Bạn ơi, hãy hát

Hát câu cuối cùng:

Một mái nhà chung

Một mái nhà chung

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 4 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.

Cua càng thổi xôi

Cua Càng đi hội

Cõng nồi trên lưng

Vừa đi vừa thổi

Mùi xôi thơm lừng

Cái tép đỏ mắt

Cậu Ốc vặn mình

Chú Tôm lật đật

Bà Sam cồng kềnh.

Tép chuyện nhóm lửa

Bà Sam dựng nhà

Tôm đi chợ cá

Cậu Ốc pha trà.

Hai tay dụi mắt

Tép chép miệng: Xong!

Chú Tôm về chậm

Dắt tay bà Còng.

Hong xôi vừa chín

Nhà đổ mái bằng

Trà pha thơm ngát

Mời ông Dã Tràng

Dã Tràng móm mém

(Rụng hai chiếc răng)

Khen xôi nấu dẻo

Có công Cua Càng.

a) Trong bài thơ, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào?

Những con vật được nhân hóa Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả bằng
M: Tôm chú lật đật, đi chợ, về chậm, dắt tay

b) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Giải đáp:

a)

Những con vật được nhân hóa Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả bằng
Cua Càng đi hội, cõng nồi, thổi xôi
TépCái đỏ mắt, nhóm lửa, dụi mắt, chép miệng
Ốc Cậu Vặn mình, pha trà
Sam Dựng nhà
Còng
Tôm Chú Đi chợ, lật đật, về chậm, dắt tay bà còng
Dã Tràng ông Móm mém, rụng răng khen xôi dẻo

b)

Học sinh chọn một hình ảnh so sánh mà mình thích nhất rồi nói rõ lí do vì sao em thích hình ảnh đó.

Ví dụ: Vì hình ảnh đó đẹp, vui nhộn, ngộ nghĩnh, buồn cười, …

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 5 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bầu trời mặt đất:

Giải đáp:

1. Cóc kiện trời

2. Sự tích chú Cuội cung trăng

3. Một trời xanh của tôi

4. Mưa

5. Quà của đồng nội

6. Trên con tàu vũ trụ

2: Viết tên các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời trong câu chuyện Cóc kiện Trời:

Giải đáp:

Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong, và Cáo.

3: Dựa theo truyện Bốn cẳng và sáu càng, trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) Chú lính được cấp ngựa để làm gì?

b) Chú sử dụng con ngựa như thế nào?

c) Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?

Giải đáp:

a) Chú lính được cấp ngựa để làm gì?

Chú lính được cấp ngựa để đi làm công việc gấp cho quan.

b) Chú sử dụng con ngựa như thế nào?

Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ đuổi theo.

c) Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?

Vì chú nghĩ ngựa có bốn cẳng, nếu chú chạy theo, ngựa sẽ thêm hai cẳng nữa, sáu cẳng ắt phải chạy nhanh hơn bốn cẳng.

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 6 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

1: Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa:

Mây đen..................

.................. chiều nay

Mặt trời..................

Chui vào..................

Chớp đông..................

.................. nặng hạt

.................. xòe tay

.................. nước mát

Gió reo..................

.................. giọng cao

.................. tiếng sấm

.................. mưa rào.

Giải đáp:

Mây đen lũ lượt

Kéo về chiều nay

Mặt trời lật đật

Chui vào trong mây

Chớp đông chớp tây

Rồi mưa nặng hạt

Cây lá xòe tay

Hứng làn nước mát

Gió reo gió hát

Giọng trầm giọng cao

Chớp dồn tiếng sấm

Chạy trong mưa rào.

2: Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau

a) Lễ lội

- Tên một số lễ hội: .............................................

- Tên một số hội: ................................................

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội:................................................

b) Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao: ...................................................

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao: ................................................ …

c) Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á: ................................................

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: ................................................

d) Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: ................................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: ................................................

Giải đáp:

a) Lễ lội

- Tên một số lễ hội: lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa (dân tộc Khơ mú), lễ hội Chữ Đồng Từ, lễ hội Dinh Cô …

- Tên một số hội: hội đua ghe ngo (dân tộc Khơ me), hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội: đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu …

b) Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao: vận động viên, huấn luyện viên, cầu thủ, thủ môn,...

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng đá, bóng bàn, bóng ném, cấu lông, quần vợt, điền kinh, võ thuật, bơi lội, bắn súng, bi da …

c) Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á: Đông Ti-mo, Lào, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po,...

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, l-ta-li-a, Hà Lan, Nga, Ba Lan…

d) Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: giông, bão, sấm, chớp, sét, mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, …

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: trồng cây, trồng hoa, trồng rừng, xây nhà, dựng nhà, xây cầu, bắc cầu, đào ao, …

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

A- Đọc thầm

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ã mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đây. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ổn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lên, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con vể thăm quê mẹ.

B Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào ô trống trước ý trà lời đúng:

1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Tả cây gạo

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Tả chim

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Tả cây gạo và chim

Giải đáp:

[X] Tả cây gạo

2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Vào mùa hoa

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Vào mùa xuân

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Giải đáp:

[X] Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 1 hình ảnh

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 2 hình ảnh:

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 3 hình ảnh:

Giải đáp:

[X] 3 hình ảnh:

- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Chỉ có mấy cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Giải đáp:

[X] Chỉ có mấy cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

5: Trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa bằng cách nào?

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Gọi cây gạo bằng một tử vốn dùng để gọi người.

Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 ảnh 1 Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

Giải đáp:

[X] Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Tuần 35 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 8 VBT Tiếng Việt 3 Tập 2

BÀI LUYỆN TẬP

Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) theo một trong các đề bài sau:

1. Kể về một người tao động.

2. Kể về một ngày lễ hội làng quê em.

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao

Giải đáp:

Ngày vào mùa, trời nắng vàng rực. Cánh đồng rộng mênh mông, màu kia chín vàng óng ả. Những bông lúa mẩy hạt. căng tròn. Xắn quần lên thật cao. bác Tư lom khom mông cùa mình. Hôm nay. bác thu hoạch vụ mùa. Chiếc niềm trong tay bác ngọt sắc xén đứt tận gốc từng bông kia nặng trĩu. Tay bác thoát đưa lên hạ xuống, lại đưa lên rồi hạ xuống. Kết quả của sự nhịp nhàng ấy là tùng ôm lúa kia được ngay ngắn, chồng lên nhau. Tay bác vẫn không ngừng nghỉ. Mồ hôi túa đầy gương mặt gương đỏ au của bác. Chiếc khăn rằn quấn trên đầu bác cũng ướt mồ hôi. Chiếc áo màu nâu của bác loang ra từng vệt trắng. Bác vẫn chăm chỉ cắt lúa không ngừng nghỉ. Những khoảng ruộng ngày càng trơ gốc rạ mỗi lúc mỗi rộng thêm, dài ra theo bước chân bác.