Trang chủ > Lớp 5 > Giải BT Tin học lớp 5 > Bài 1: Những gì em biết (trang 129) - SGK Tin học 5

Bài 1: Những gì em biết (trang 129) - SGK Tin học 5

Bài 1 trang 130 SGK Tin học 5:

Câu hỏi: Điền tên các thành phần được đánh dấu trên hình dưới đây


Trả lời:

1 – Khoá nhạc

2 – Số chỉ nhịp

3 – dấu ngăn cách nhịp nhạc

4 – Nốt nhạc

Bài 2 trang 130:

Câu hỏi: Nốt nhạc được viết ở đâu trên khuông nhạc?

Trả lời:

- Nốt nhạc được viết trên dòng kẻ chính hoặc dòng kẻ phụ của khuông nhạc.

Bài 3 trang 130:

Câu hỏi: Cao độ của nốt nhạc là gì?

Trả lời:

- Cao độ của nốt nhạc là một đặc tính của tri giác cho phép người ta có thể sắp xếp những âm thanh khác nhau thành một chuỗi những âm có mối tương quan với nhau về tần số dao động.

Bài 4 trang 131:

Câu hỏi: Trường độ của nốt nhạc là gì?

Trả lời:

- Trường độ của nốt nhạc là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí.

Bài 5 trang 131:

Câu hỏi: Nếu thời gian ngân dài của nốt tròn là 1 đơn vị trường độ thì:

a) Trường độ của nốt trắng bằng bao nhiêu đơn vị trường độ?

b) Trường độ của nốt đen bằng bao nhiêu đơn vị trường độ?

c) Trường độ của nốt móc đơn bằng bao nhiêu đơn vị trường độ?

d) Trường độ của nốt móc kép bằng bao nhiêu đơn vị trường độ?

Trả lời:

a) Nốt trắng bằng 1/2 đơn vị

b) Nốt đen bằng 1/4 đơn vị

c) Nốt móc đơn bằng 1/8 đơn vị

d) Nốt móc kép bằng 1/16 đơn vị

Bài 6 trang 132:

Câu hỏi: Em đã biết có những loại nhịp nào? Hãy điền các số hoặc từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

Trả lời:

• Nhịp hai bốn 2/4 có hai phách, trường độ của mỗi phách bằng 1/4 trường độ nốt tròn. Phách 1 hát mạnh, phách 2 hát nhẹ.

• Nhịp ba bốn 3/4 cos ba phách, trường độ của mỗi phách bằng 1/4 trường độ nốt tròn. Phách 1 hát mạnh, phách 2 và phách 3 hát nhẹ.

• Nhịp bốn bốn 4/4 có 4 phách, trường độ của mỗi phách bằng 1/4 trường độ nốt tròn. Phách 1 hát mạnh, phách 2 hát nhẹ, phách thứ 3 mạnh vừa, phách thứ 3 nhẹ.

Bài thực hành 1 trang 129 SGK Tin học 5:

Câu hỏi: Khởi động Encore. Nhận biết thanh công cụ, thanh Notes, số chỉ nhịp, vạch nhịp.

Trả lời:

- Thanh công cụ:

- Thanh notes:

- Số chỉ nhịp:

- Vạch nhịp:

Bài thực hành 2 trang 129:

Câu hỏi: Mở một bản nhạc đã có sẵn trong máy tính, nghe và quan sát màn hình Encore.

1. Mở bản nhạc;

2. Chơi nhạc;

3. Quan sát màn hình Encore.

Trả lời:

Bài thực hành 3 trang 131:

Câu hỏi: Khởi động Encore. Mở bản nhạc 7notcoban. enc. Chơi và đọc theo nhiều lần các nốt nhạc ghi trên khuông nhạc. Chú ý cao độ của các nốt tăng dần từ trái sang phải, sau đó đọc theo thứ tự ngược lại.

Trả lời:

Bài thực hành 4 trang 131:

Câu hỏi: Mở một bản nhạc, nghe và phân biệt trường độ của những nốt nhạc khác nhau trên khuông nhạc.

Trả lời:

Bài thực hành 5 trang 132:

Câu hỏi: Tập đọc bản nhạc sau:

Trả lời: