Trang chủ > Lớp 4 > Giải VBT Đạo Đức 4 > Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (trang 33 VBT Đạo Đức 4)

Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (trang 33 VBT Đạo Đức 4)

Bài 1 trang 33 VBT Đạo Đức 4: Em cho biết những người trong các tranh sau đây làm ngành nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?

Trả lời:

- Tranh 1: Bác sĩ – những người khám chữa bệnh và cứu sống bệnh nhân.

- Tranh 2: Thợ xây – Các chú thợ xây đã xây dựng nên những căn nhà, nhiều công trình kiến trúc khác.

- Tranh 3: Thợ máy – những người phục vụ trong mọi công việc cần vận chuyển.

- Tranh 4: Ngư dân – những người dân chài đánh bắt thủy, hải sản, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.

- Tranh 5: Người viết sách – viết nên các cuốn sách là những tri thức vô cùng cần thiết của con người.

- Tranh 6: Người nông dân – tạo nên gạo, lúa là nguồn lương thực thực phẩm của con người.

Bài 2 trang 34 VBT Đạo Đức 4: Điền các từ ngữ (biết ơn, người lao động) vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp

Trả lời:

- Cơm ăn, áo mặc, sách vở và những của cải trong xã hội có được là nhờ vào sự lao động chăm chỉ của người lao động. Em phải biết kính trọng và biết ơn những người lao động.

Bài 3 trang 35 VBT Đạo Đức 4: Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước các việc cần làm để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động.

a) Chào hỏi lễ phép những người lao động.
b) Nói trống không với người lao động.
c) Tiết kiệm sách vở, đồ dùng và đồ chơi.
d) Quý trọng các sản phẩm và thành quả lao động.
đ) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng mình.
e) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.

Trả lời:

Đa) Chào hỏi lễ phép những người lao động.
b) Nói trống không với người lao động.
Đc) Tiết kiệm sách vở, đồ dùng và đồ chơi.
Đd) Quý trọng các sản phẩm và thành quả lao động.
Đđ) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng mình.
e) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.

Bài 4 trang 35 VBT Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận về những tình huống dưới đây:

a) Giữa buổi trưa hè nóng nực, bác đưa thư mang thư gửi đến cho nhà Tư. Tư sẽ …

b) Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại lại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ …

Trả lời:

a) Tư sẽ cảm ơn và mời bác đưa thư vào nhà ngồi nghỉ và rót nước mời bác uống nước.

b) Khuyên bạn cùng lớp không nên làm thế vì như thế là không tốt, không tôn trọng người khác.

Bài 5 trang 35 VBT Đạo Đức 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về một tấm gương lao động tiêu biểu mà em biết qua sách, báo, đài, ti vi.

Trả lời:

Điểm sáng về giáo dục, đào tạo

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1945), nguyên là giảng viên tại trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là một trong những người đâu tiên đặt nền móng đầu tiên xây dựng trường THDL Đoàn Thị Điểm, một điểm sáng trong nền giáo dục đào tạo của Thủ đô.

Với tinh thần dám làm, dám nghe, sáng tạo, bà đã lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng nhà trường, đưa nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đào tạo. Hiện nay trường đã có hai cơ sở với 108 lớp học, với 3.176 học sinh và 374 cán bộ, giáo viên và trở thành một trong các trường dân lập lớn nhất của Thủ đô Hà Nội.

Bà Hồ Hương Nam - Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (sinh năm 1932), nguyên là giáo viên của trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cũng đã có nhiều cống hiến thật đáng để chúng ta trân trọng. Sau khi về hưu, bà đã tham gia công tác tại phường Yên Phụ (làm Chi hội trưởng Hội phụ nữ khu dân cư trong 10 năm, là tình nguyện viên tích cực trong các công tác xã hội sau cai nghiện tái cộng đồng xã hội, tham gia Hội người cao tuổi, BCH Hội khuyến học phường, Chi hội trưởng Hội khuyến học khu dân cư).

Năm 1997, bà đã mở một lớp học tình thương tại khu dân cư số 6. Lúc đầu là dạy cho các cháu nhỏ trên địa bàn phường sau đó là những cháu nhỏ trên địa bàn quận. Học sinh của bà đều là những em khuyết tật như em câm, điếc bẩm sinh, trẻ em tự kỷ, mắc bệnh down…