Bài 2: Vượt khó trong học tập (trang 6 VBT Đạo Đức 4)
Bài 1 trang 6 VBT Đạo Đức 4: Em hãy tìm hiểu nội dung các bức tranh sau đây và đặt tên cho mỗi tranh.
Trả lời:
- Tranh 1: Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên bốn tuổi, ông mắc bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng để vượt qua số phận của mình và trở thành một nhà giáo ưu tú.
Tên bức tranh: "Người thầy đầu tiên của nước Việt Nam dùng chân để viết".
- Tranh 2: Vân là em gái của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (đã qua đời). Từ nhỏ, cô đã phải ngồi trên chiếc xe lăn do bị liệt cả chân và tay. Năm lớp 9, Vân giành giải nhất cờ vua, lớp 10 giành giải nhất cờ tướng khối PTTH cấp tỉnh, năm 2003 đạt thành tích học sinh giỏi môn Anh Văn… Năm 2006, tiếp bước anh trai và với ý chí và nghị lực sống mạnh mẽ, Thảo Vân cùng nhóm bạn mở đã mở Trung tâm Nghị lực sống ở Hà Nội để giới thiệu, hướng nghiệp và đào tạo miễn phí cho người khuyết tật. Cô đã trở thành Giám đốc Trung tâm năm 2012.
Tên bức tranh: Nguyễn Thảo Vân - Cô em gái nghị lực của "Hiệp sĩ công nghệ"
Bài 2 trang 6 VBT Đạo Đức 4: Ghi chữ Đ vào ô trống đặt trước các trường hợp thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S trước các trường hợp thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
a) Nhà bạn Vinh rất nghèo, bố bạn lại bị bệnh, nhưng bạn vẫn học tập tốt. | |
b) Bài tập dù có khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bài bằng được. | |
c) Bạn Loan hôm nay không đi học vì trời mưa rét. | |
d) Chưa học bài xong, Thủy đã đi ngủ. |
Trả lời:
Đ | a) Nhà bạn Vinh rất nghèo, bố bạn lại bị bệnh, nhưng bạn vẫn học tập tốt. |
Đ | b) Bài tập dù có khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bài bằng được. |
S | c) Bạn Loan hôm nay không đi học vì trời mưa rét. |
S | d) Chưa học bài xong, Thủy đã đi ngủ. |
Bài 3 trang 7 VBT Đạo Đức 4: Cùng các bạn trong nhóm thảo luận về những tình huống dưới đây:
a) Gặp bài toán khó, Nga loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, anh trai Nga liền nói “Đưa bài đây, anh giải cho”.
- Theo em, bạn Nga có thể có các cách ứng xử như thế nào trong tình huống này?
- Nếu là Nga, em sẽ có cách ứng xử như thế nào? Tại sao?
b) Quân hay đi học muộn vì nhà bạn ấy ở cách xa trường. Theo em, bạn Quân cần phải làm gì để đến lớp đúng giờ?
c) Bạn Mai viết chữ xấu. Theo em, bạn Mai nên phải làm gì để chữ viết đẹp hơn?
Trả lời:
a) Theo em, Nga có 3 cách ứng xử như sau:
+ Đưa bài cho anh trai giải hộ.
+ Nhờ anh trai hướng dẫn cách làm rồi tự mình làm lại.
+ Tự đọc tài liệu tham khảo sau đó tự làm.
- Nếu là Nga, em sẽ nhờ anh trai hướng dẫn cho mình cách làm sau đó tự mình làm lại. Bởi vì thời gian tham khảo tài liệu có thể sẽ rất lâu và em còn nhiều bài tập môn khác cần phải học. Nhờ anh trai hướng dẫn vừa giúp dễ hiểu bài, vừa nhanh mà vẫn giữ được tinh thần trung thực trong học tập.
b) Để đến lớp đúng giờ, Quân cần phải rèn cho mình thói quen đi ngủ sớm để có thể thức dậy được sớm và đến lớp đúng giờ.
c) Mai cần phải dành một khoảng thời gian trong ngày để tập viết chữ cho đẹp hơn.
Bài 4 trang 8 VBT Đạo Đức 4: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Hãy đánh dấu + vào ô phù hợp và giải thích tại sao?
a) Nhà giàu thì không cần phải vượt khó trong học tập.
Tán thành
Không tán thành
b) Vượt khó trong học tập là một cách để giúp đỡ bố mẹ.
Tán thành
Không tán thành
c) Khi gặp khó khăn trong học tập, cần phải biết cố gắng để vượt qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
Tán thành
Không tán thành
Trả lời:
a) Không tán thành.
- Bởi vì dù nhà giàu hay nhà nghèo thì học tập luôn là điều cơ bản của mỗi học sinh. Nếu không chịu học tập để tăng thêm vốn hiểu biết thì sự giàu có cũng sẽ không được bảo tồn và phát triển.
b) Tán thành.
- Bởi vì bố mẹ nào cũng mong muốn con mình học tập thật tốt. Việc vượt khó trong học tập cũng sẽ giúp cho bố mẹ cảm thấy được vui vẻ và làm cho bố mẹ vui đó cũng chính là giúp đỡ bố mẹ.
c) Tán thành.
- Nhiệm vụ của người học sinh là cần phải cố gắng vươn lên trong học tập. Khi gặp khó khăn cần phải nỗ lực để vượt qua và hoàn thành bổn phận của học sinh.
Bài 5 trang 8 VBT Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi về:
a) Cách học tốt môn Tiếng Việt.
b) Cách nhớ và hiểu từ vựng của môn ngoại ngữ.
c) Cách tính nhẩm nhanh
Trả lời:
a) Cách học tốt môn Tiếng Việt đó là cần phải đọc thật kĩ các bài tập đọc trước khi trả lời câu hỏi. rà soát những ý chính của bài đọc để tìm ra câu trả lời. Với các bài luyện từ và câu cần phải đọc thật kĩ lí thuyết và sau đó vận dụng vào làm các bài tập. Với các bài Tập làm văn thì nên cố gắng viết thật nhiều, tham khảo các bài văn mẫu tham khảo và nhờ cô giáo giúp chữa bài tập.
b) Cần ghi rõ cách viết, cách phát âm của mỗi từ vựng. Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để minh họa những từ vựng đó. Sắp xếp các từ vựng theo những nhóm chủ đề khác nhau để dễ ghi nhớ hơn: từ trái nghĩa, đồng nghĩa, các từ chỉ cảm xúc, …
c) Tìm hiểu các mẹo để tính nhẩm nhanh, thực hiện nhiều dạng bài tập để luyện khả năng tính toán nhanh, không dùng máy tính bỏ túi trong khi làm bài tập.
Bài 6 trang 8 VBT Đạo Đức 4: Em hãy ghi lại lời khuyên của em cho bạn trong các tình huống dưới đây.
a) Bạn không tìm được cách giải bài tập toán mà cô giáo đã giao về nhà.
b) Bạn bị ốm phải nghỉ học ở nhà.
c) Bạn quên không mang sách học đến lớp.
d) Bố mẹ bạn có việc bận nên phải vắng nhà và yêu cầu bạn trông em trong khi bạn chưa chuẩn bị xong bài cho ngày mai.
Trả lời:
a) Lời khuyên: bạn có thể tìm các tài liệu tham khảo để giải bài tập hoặc nhờ bố mẹ giúp đỡ, hướng dẫn cách làm. Hoặc có thể gọi điện cho cô giáo để nhờ cô hướng dẫn cách làm.
b) Lời khuyên: nhờ bạn bè chép bài đầy đủ để mượn vở chép lại bài giảng trên lớp, không hiểu chỗ nào thì hỏi bài bạn hoặc cô giáo luôn và hoàn thành đủ bài tập cô giao.
c) Lời khuyên: nhờ bố, mẹ hoặc ai đó ở nhà mang sách tới lớp. Nếu không có ai thì xin bạn bên cạnh cho xem cùng.
d) Lời khuyên: cố gắng vừa trông em vừa làm bài tập. Hoặc vẫn cố gắng trông em và dành thời gian buổi đêm để làm bài tập. Nếu không thể thì hôm sau đến lớp nói thật với cô giáo là chưa làm bài tập.
Bài trước: Bài 1: Trung thực trong học tập (trang 2 VBT Đạo Đức 4) Bài tiếp: Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (trang 10 VBT Đạo Đức 4)