Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến (trang 10 VBT Đạo Đức 4)
a) Tranh vẽ gì?
b) Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì?
c) Thái độ của cô giáo như thế nào trước mong muốn bày tỏ ý kiến của các bạn.
Trả lời:
a) Tranh vẽ hình ảnh bạn Tâm và các bạn đang giơ tay xung phong trả lời câu hỏi.
b) Việc làm của các bạn trong tranh đã thể hiện sự chăm chú nghe giảng và tinh thần đóng góp ý cho bài giảng.
c) Thái độ của cô giáo là rất vui trước sự hăng hái xung phong phát biểu ý kiến cho bài giảng với thái độ tích cực.
Bài 2 trang 11 VBT Đạo Đức 4: Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết mà em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống sau đây và giải thích lí do.
Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc mà không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
a) Cãi lại và bỏ không làm. | |
b) Im lặng nhưng không làm. | |
c) Im lặng và làm qua loa cho xong việc. | |
d) Trình bày với lớp và xin được đổi việc khác phù hợp hơn. |
Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
a) Im lặng. | |
b) Gặp cô giáo để giải thích rõ để cô hiểu. | |
c) Giận dỗi cô giáo. | |
d) Phản ứng gay gắt đối với cô giáo và không muốn đến lớp nữa. |
Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ đưa đi xem xiếc nhưng biết bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:
a) Nói cho bố mẹ biết mong muốn của em. | |
b) Im lặng và đi chơi công viên với bố mẹ mặc dù không thấy thích. | |
c) Tự ý bỏ đi xem xiếc với bạn và không nói gì với bố mẹ. |
Trả lời:
Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc mà không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
- Việc trình bày giải thích rõ với lớp sẽ giúp các bạn hiểu được rằng công việc đó không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi công việc khác sẽ được mọi người hiểu và chấp nhận.
Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
- Việc im lặng, giận dỗi hay phản ứng gay gắt chỉ khiến cô giáo thấy phản cảm và nghĩ rằng em bị phê bình là đúng. Nên gặp riêng cô giáo để giải thích rõ ràng để cô giáo nhìn nhận lại sự việc và không hiểu lầm em.
Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ đưa đi xem xiếc nhưng biết bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:
- Nói với bố mẹ rằng em thích đi xem xiếc hơn đi công viên, và muốn được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Điều đó sẽ giúp bố mẹ hiểu sở thích của em và nhìn nhận lại mong muốn của em và sẽ điều chỉnh nếu có thể hoặc cho những lần sau.
Bài 3 trang 12 VBT Đạo Đức 4: Theo em, cách thể hiện ý kiến của các bạn trong mỗi tranh sau đây có phù hợp không? Vì sao?
Trả lời:
- Tranh 1: phù hợp
Khi mỗi bạn có quyền được bày tỏ mong muốn của mình là đi tham quan ở địa điểm nào và lập danh sách các nơi được mong muốn đi nhiều nhất sẽ được thực hiện.
- Tranh 2: phù hợp
Bởi vì bóng đèn đã cháy, em không thể học tập được và cần bố giúp thay bóng đèn để tiếp tục học.
- Tranh 3: không phù hợp.
Việc học tập là nghĩa vụ cơ bản của mỗi bạn học sinh, bạn không thể lấy việc học của mình để dọa bố mẹ và ép khi không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình.
- Tranh 4: phù hợp.
Việc tham gia vào đội văn nghệ của trường là hoàn toàn phù hợp với mong muốn của mỗi học sinh. Việc bày tỏ nguyện vọng với cô giáo như vậy là hoàn toàn tốt.
Bài 4 trang 13 VBT Đạo Đức 4: Điền vào các từ ngữ (lắng nghe, ý kiến, phù hợp, có lợi, bày tỏ) vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp.
Trả lời:
- Trẻ em có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình và có quyền được bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Người lớn cần lphải ắng nghe ý kiến của trẻ em. Mong muốn của trẻ em phải có lợi cho sự phát triển lành mạnh của các em và phù hợp với hoàn cảnh của quê hương, gia đình, đất nước.
Bài 5 trang 14 VBT Đạo Đức 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn nhau theo các câu hỏi sau:
- Bạn hãy kể tên một bài thơ hoặc một bài hát mà bạn thích.
- Bạn hãy kể tên một cuốn truyện mà bạn thích.
- Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
- Sở thích của bạn là gì?
- Điều bạn đang quan tâm nhất hiện nay là gì?
- Bạn thích môn học nào nhất?
- Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của trường, của lớp?
- Nếu được đi du lịch thì bạn muốn đi đâu?
Trả lời:
- Phóng viên (PV), Người trả lời (TL):
PV: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình tên là Nam, là một thành viên của câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Mình có thể xin bạn một chút thời gian được không? Mình đang thực hiện một cuộc khảo sát về sơ thích cá nhân và muốn phỏng vấn bạn để thu thập thông tin. Bạn có thể giúp mình được chứ?
TL: Ồ tất nhiên rồi, mình đang rảnh đây.
PV: Cảm ơn bạn, câu hỏi đầu tiên là bạn hãy kể tên một bài thơ hoặc một bài hát mà bạn thích.
TL: Bài thơ mà mình yêu thích đó là bài thơ “Lượm”.
PV: Bạn hãy kể tên một cuốn truyện mà bạn yêu thích.
TL: Harry Potter.
PV: Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
TL: Đó là bố mẹ mình.
PV: Bạn có sở thích gì?
TL: Nhiều lắm: đọc sách, đá bóng, nghe nhạc, …
PV: Điều bạn quan tâm nhất bây giờ là gì?
TL: Đó là kì thi cuối năm của chúng ta.
PV: Bạn thích môn học nào nhất? Vì sao?
TL: Môn Toán vì môn ấy mình học khá nhất và mình cũng thích tính toán.
PV: Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của trường, của lớp?
TL: Mình muốn tập trung học tập hơn nhưng nếu có thể mình mong muốn tham gia vào hội văn nghệ của trường.
PV: Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?
TL: Mình muốn được đến thăm nước Mỹ, là nơi thành hiện thực của nhiều ước mơ.