Trang chủ > Lớp 9 > Chuyên đề Vật Lí 9 (có đáp án) > Dạng 17: Bài tập về tính công, công suất của nguồn điện nâng cao cực hay

Dạng 17: Bài tập về tính công, công suất của nguồn điện nâng cao cực hay

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết hiệu điện thế U = 24V.

IMG_0

Các điện trở R0 = 6 Ω , R1 = 18 Ω , Rx là một biến trở, dây nối có điện trở không đáng kể.

a) Tính Rx sao cho công suất tiêu hao trên Rx bằng 13,5W và tính hiệu suất của mạch điện. Biết rằng năng lượng điện tiêu hao trên R1 và Rx là có ích, trên R0 là vô ích.

b) Với giá trị nào của Rx thì công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại? Tính công suất cực đại này.

Hướng dẫn giải:

a) Điện trở tương đương của R1 và Rx:

IMG_1

Điện trở toàn mạch: R = R0 + R1x

IMG_2

Cường độ dòng điện qua mạch chính:

IMG_3

Ta có: Ix.Rx = I. R1x

IMG_4

Công suất hao phí trên Rx:

IMG_5

Ta có phương trình bậc 2: Rx2 - 15Rx + 20,25 = 0

Giải phương trình bậc 2 ta được 2 nghiệm Rx = 13,5 Ω và Rx = 1,5 Ω.

Hiệu suất của mạch điện:

IMG_6

+ Với Rx = 13,5 Ω ta có:

IMG_7

+ Với Rx = 1,5 Ω ta có:

IMG_8

b) Công suất tiêu thụ trên Rx:

IMG_9

IMG_10

Để PX cực đại thì mẫu số phải cực tiểu, nhưng tích của 2 số không âm:

IMG_11

→ tổng của chúng sẽ cực tiểu khi:

IMG_12

Lúc đó giá trị cực đại của công suất:

IMG_13

Bài 2: Cho mạch điện (như hình vẽ):

IMG_14

AB làm biến trở con chạy C có điện trở toàn phần là 120Ω. Nhờ có biến trở làm thay đổi cường độ dòng điện trong mạch từ 0.9A đến 4.5A.

1. Tìm giá trị của điện trở R1?

2. Tính công suất toả nhiệt lớn nhất trên biến trở.

Biết U không đổi.

Đáp án: a) R1 = 30 Ω ; b) Rx = 30 Ω ; Pmax = 151,875 W.

Hướng dẫn giải:

Imin = 0,9 A mà U không đổi ⇒ Rtđ max

⇒ C ≡ B và R = R1 + RAB = R1 + 120 (Ω )

IMG_15

Khi Imax = 4,5A; U không đổi ⇒ Rtđ min ⇒ C ≡ A để RAC = 0 khi đó R = R1.

IMG_16

Từ (2) Ta có: U = 4,5 R1 (3).

Thế (3) vào (1) ta có:

IMG_17 ⇔ 4,5R1 = 0,9R1 + 108

⇔ 3,6R1 = 108 ⇔ R1 = 30Ω ⇒ U = 135V

Vậy R1 = 30Ω và U = 135 V

2, Tìm vị trí của C để Px đạt giá trị lớn nhất?

Gọi RAC = Rx (Ω ) (0 < Rx < 120) để Px đạt giá trị lớn nhất?

Khi đó công suất toả nhiệt: Px = Rx.I2

IMG_18

IMG_19

Để Px đạt giá trị lớn nhất ⇔ IMG_20 nhỏ nhất.

Áp dụng bất đẳng thức Cô si vào 2 số dương ta có:

IMG_21

Nghĩa là: giá trị nhỏ nhất là 2R1, thay R1 = 30 (Ω )

Ta có phương trình:

IMG_22 ⇔ Rx2 - 60Rx + 900 = 0 ⇔ Rx = 30Ω

Khi đó Px (cực đại) là:

IMG_23

Bài 3: Cho mạch điện (như hình vẽ).

IMG_24

Biết Uo = 12 V, Ro là điện trở, R là biến trở ampe kế lí tưởng. Khi con chạy C của biến trở R từ M đến N, ta thấy ampe kế chỉ giá trị lớn nhất I1 = 2A. Và giá trị nhỏ nhất I2 = 1A. Bỏ qua điện trở của các dây nối.

1 – Xác định giá trị Ro và R?

2 – Xác định vị trí của con chạy C của biến trở R để công suất tiêu thụ trên toàn biến trở bằng một nửa công suất cực đại của nó?

Đáp án:

Hướng dẫn giải:

1. Với mạch điện này thì: RMC // RNC và RMC + RNC = R.

Vì vậy khi ta đặt RMC = x (Ω ) ⇒ RNC = R – x (0 < x < R)

IMG_25

Khi đó chỉ số của am pe kế là:

IMG_26

+) Khi con chạy C ở M (ở N) thì RMNC = 0 và lúc đó ampe kế sẽ chỉ giá trị cực đại:

IMG_27

+) Để am pe kế chỉ giá trị nhỏ nhất thì: IMG_28 phải có giá trị cực đại, ta triển khai RCNM:

IMG_29

IMG_30

Để RMNC có giá trị cực đại bằng R/4 thì:

IMG_31

Tức là con chạy C ở chính giữa của biến trở và

IMG_32 IMG_33

IMG_34

2 - Để có phương án giải phần này ta phải áp dụng công thức P = I2R và định luật bảo toàn năng lượng trên toàn mạch điện.

Đặt IMG_35

mà PMNC = RMNC.I2

Công suất tiêu thụ trên toàn biến trở là:

IMG_36

Mà công suất của nguồn điện và công suất tiêu thụ trên R0 là Pn = UoI và PRo = Ro.I2

Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có: Pn = PRo + P hay UoI = Ro.I2 + P

⇒ R0.I2 – U0.I + P = 0 (*)

(*) là phương trình bậc 2 với ẩn là I

Để phương trình có nghiệm: Δ ≥ 0

⇒ Δ = U2 - 4R0.P ≥ 0 IMG_37

Vậy IMG_38

IMG_39

IMG_40

⇔ 144y = 108 + 36y + 3y2

⇔ 3y2 - 108y + 108 = 0

⇔ y2 - 36y + 36 = 0

IMG_41

Mà ta đặt IMG_42 nên ta có phương trình:

IMG_43 ⇒ x2 - 24x + 24 = 0

Giải phương trình trên ta có x1 = 1 Ω ; x2 = 23 Ω.

Vậy có 2 vị trí của con chạy C trên biến trở R sao cho RMC = 1 Ω hoặc RMC = 23 Ω thì công suất tiêu thụ trên toàn biến trở bằng một nửa công suất cực đại của nó.

Bài tập trắc nghiệm tự luyện

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biến trở AB là một dây dẫn đồng chất, chiều dài l = 1,3 m, tiết diện thẳng S = 0,1 mm2, điện trở suất ρ = 10-6 Ω. m. U là hiệu điện thế không đổi. Di chuyển con chạy C ta nhận thấy khi ở các vị trí cách đầu A một đoạn 10 cm hoặc cách đầu B một đoạn 40 cm thì công suất toả nhiệt trên biến trở là như nhau.

IMG_44

a) Xác định giá trị của R0.

b) Gọi công suất tỏa nhiệt trên R0 ứng với 2 vị trí của con chạy C kể trên lần lượt là P1 và P2. Tìm tỷ số P1/P2.

Áp dụng công thức tính điện trở IMG_45

- Khi C ở cách đầu A đoạn 10 cm và cách B đoạn 40 cm thì điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện lần lượt là: R1 = 1 Ω , R2 = 9 Ω.

- Công suất tỏa nhiệt trên biến trở ứng với hai vị trí trên là:

IMG_46

⇒ R0 = 3 Ω

Công suất tỏa nhiệt trên R0 tương ứng là:

IMG_47

⇒ Tỷ số: IMG_48

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ.

IMG_49

Đèn Đ có ghi: 6 V – 3 W. Thay đổi biến trở R để công suất trên nó đạt giá trị cực đại và bằng 9 W, khi đó đèn sáng bình thường. Tìm giá trị của R0 và U. Bỏ qua điện trở của dây nối.

Điện trở của đèn là: Rđ = 12 Ω , đặt R = x.

Điện trở tương đương của mạch:

IMG_50

Cường độ dòng điện trong mạch:

IMG_51

Cường độ dòng điện qua biến trở:

IMG_52

Công suất trên biến trở:

IMG_53

⇒ IMG_54

IMG_55

⇒ U2 = 3. R0(12 + R0) (1)

Dấu “ = ” xảy ra khi IMG_56

Khi đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế hai đầu biến trở bằng hiệu điện thế hai đầu đèn bằng 6 V

IMG_57 IMG_58

Hay: U = 12 + R0 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: R0 = 6 Ω và U = 18 V.

Đáp án: R0 = 6 Ω và U = 18 V.

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 8V, Đ là bóng đèn (3V - 3W) có điện trở R1, các điện trở r = 2Ω , R2 = 3Ω , MN là một biến trở có điện trở toàn phần bằng 3Ω , ampe kế, khóa K và các dây nối có điện trở không đáng kể, coi điện trở của bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

IMG_59

1. Mở khóa K. Điều chỉnh vị trí của con chạy C sao cho RCN = 1Ω.

Tìm R1, RAB và số chỉ của Ampe kế khi đó.

2. Đóng khóa K

a) Xác định vị trí của con chạy C để công suất tiêu thụ trên biến trở bằng 0,6 W.

b) Xác định vị trí của con chạy C để công suất tiêu thụ trên bóng đèn cực đại.

1. Tìm số chỉ của Ampe kế khi K mở

Sơ đồ mạch: RMC nt (R2 // (RCN nt R1)) nt r

IMG_60

Ta có: RCN = 1Ω ; RCM = 2Ω ; R1 = 3Ω

RCED = RCN + R1 = 4Ω

IMG_61

Điện trở tương đương của mạch điện:

RAB = RMC + RCD + r IMG_62

Cường độ dòng điện trong mạch chính:

IMG_63

UCD = UCED = ICD.RCD IMG_64

Số chỉ Ampe kế:

IMG_65

2. K đóng

a. Sơ đồ mạch điện: ( ((RCN // RCM) nt R2) // R1) nt r

IMG_66

Đặt RCN = x (O ≤ x ≤ 3) ⇒ RMC = 3 - x; RAC = y (0 ≤ y ≤ 3)

IMG_67

RACD = R2 + RAC = y + 3

IMG_68

RAB = r + RAD IMG_69

IMG_70

Ta có: UAD = IAB.RAD

IMG_71

IMG_72

IMG_73

IMG_74

Để công suất tiêu thụ trên biến trở bằng 0,6 W thì:

IMG_75

⇒ y = 3/5 ⇒ x ≈ 2,17 Ω hoặc x ≈ 0,83Ω

b. Công suất tiêu thụ trên đèn cực đại khi UAD max

IMG_76

Khi y tăng thì (y + 3) tăng IMG_77 giảm ⇒ UAD tăng

Như vậy UAD lớn nhất khi y lớn nhất.

Ta có:

IMG_78

Ta có:

IMG_79 IMG_80

⇒ ymax = 3/4 khi x = 3/2 Ω

Bài 4: Một biến trở có giá trị điện trở toàn phần R = 120 Ω. Nối tiếp với một điện trở R1. Nhờ biến trở có thể làm thay đổi cường độ dòng điện trong mạch từ 0,9A đến 4,5 A.

IMG_81

a) Tính giá trị của điện trở R1

b) Tính công suất toả nhiệt lớn nhất trên biến trở. Biết rằng mạch điện được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế U không đổi

a) Cường độ dòng điện lớn nhất khi con chạy C ở vị trí A. và nhỏ nhất khi con chạy C ở vị trí B của biến trở

IMG_82

Ta có: IMG_83

Và IMG_84

Từ (1) và (2) ta có: R1 = 30 Ω ; U = 135V

b) Gọi Rx là phần điện trở từ A → C trên biến trở

Công suất toả nhiểt trên Rx là:

IMG_85

IMG_86

Để Px đạt giá trị cực đại ta phải có: IMG_87 đạt cực tiểu.

Vì 2R1 không đổi nên cần IMG_88 đạt cực tiểu.

Nên ta có:

IMG_89

(bất đẳng thức Cô Si)

Do đó IMG_90 đạt cực tiểu bằng 2. R1 hay

IMG_91

⇒ R12 + Rx2 = 2. R1.Rx

⇔ (R1 - Rx)2 = 0 ⇔ R1 = Rx = 30 Ω

IMG_92

Đáp án: R1 = 30Ω ; Px max = 151,875 W

Bài 5: Cho sơ đồ như hình vẽ. R = 4 Ω ; R1 là đèn 6V – 3W; R2 là biến trở; UMN không đổi bằng 10V.

IMG_93

a) Xác định R2 để đèn sáng bình thường.

b) Xác định R2 để công suất tiêu thụ của R2 là cực đại.

c) Xác định R2 để công suất tiêu thụ của mạch song song cực đại.

a) Khi đèn sáng bình thường thì:

UR2 = UĐ = 6 V;

IMG_94

UR = UMN – UĐ = 10 – 6 = 4 (V)

Cường độ dòng điện trong mạch chính là:

IMG_95

Suy ra: I2 = I – ID = 1 - 0,5 = 0,5 (A).

IMG_96

b) Tính RMN theo R2; I theo R2 và I2 theo R2 ta có: P2 = I22.R2.

IMG_97

⇒ P2 cực đại khi R2 = 3 Ω.

c) Đặt điện trở tương đương của đoạn mạch song song là x thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là:

IMG_98

Khi đó: PAB cực đại khi x = 4. Vậy: R2 = 6 Ω.

Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 3). UAB = 90V; R1 = 40 Ω ; R2 = 90Ω ; R4 = 20Ω ; R3 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế, dây nối và khoá K.

IMG_99

a) Khi mở khóa K và điều chỉnh cho R3 = 30Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế.

b) Tìm R3 để số chỉ của ampe kế khi K mở bằng 3 lần số chỉ của ampe kế khi K đóng.

c) Khi K đóng. Tìm R3 để công suất tiêu thụ trên R3 đạt cực đại. Tính công suất cực đại đó.

a, Khi K mở đoạn mạch được vẽ lại:

IMG_100

RAB = RAD + R3 = IMG_101

IMG_102

UAD = IAB.RAD = 48,96 V

+ Số chỉ của ampe kế khi khoá K mở

IMG_103

b) Tìm R3 để số chỉ của ampe kế khi K mở bằng 3 lần số chỉ của ampe kế khi K đóng.

Ta có: khi K mở:

IMG_104

IMG_105

Khi K đóng:

IMG_106

IMG_107

⇒ R234 = R2 + R34 IMG_108

IMG_109

IMG_110

IMG_111

Từ (1) và (2): IAm = 3IAd ⇒ R32 + 14R3 - 360 = 0

Suy ra: R3 ≈ 13,2 Ω (loại nghiệm âm).

c) Ta có:

IMG_112

IMG_113

IMG_114

Áp dụng Cosi cho mẫu số, ta được

PR3 đạt cực đại khi R3 = 180/11 ≈ 16,4 Ω

Khi đó PR3 ≈ 4,1 W.

Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ. UAB = 9V, R0 = 6 Ω. Đèn Đ thuộc loại 6V - 6W, Rx là biến trở. Bỏ qua điện trở của Ampekế và dây nối.

IMG_115

a) Muốn đèn sáng bình thường thì Rx phải có giá trị bao nhiêu?

b) Thay đổi biến trở Rx có giá trị bằng bao nhiêu thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị lớn nhất. Tính số chỉ của Ampe kế khi đó.

IMG_116

a. Ta có: Uđ = 6V, Iđ = 1A ⇒ Rđ = 6Ω

- Ta có:

IMG_117

- Tính được: Rx = 6 Ω

b. Ta có:

IMG_118

IMG_119

- Suy ra:

IMG_120

Ta có:

IMG_121

- Tính được:

IMG_122

Ta có Px cực đại khi IMG_123 đạt cực tiểu.

Điều đó xảy ra khi IMG_124

⇒ Rx = 3 Ω

Khi đó:

IMG_125

Đáp án:

a) Rx = 6 Ω

b) Rx = 3 Ω ; IA = 1,125 A.

Khi đó UNA min = 6944,2 V

Bài 8: Cho mạch điện như hình 3. Nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U = 9V. Đèn Đ1 ghi 3V - 3W; Đ2 ghi 9V - 6,75W; Đ3 ghi 9V - 13,5W; Đ4 ghi 3V - 1,5W. Biết rằng đèn sẽ bị cháy nếu hiệu điện thế đặt vào nó vượt quá 35% hiệu điện thế định mức. Bỏ qua điện trở ở tiếp điểm của các khóa K1, K2 và dây nối. Ban đầu, các khóa K1 và K2 đều mở. Xác định độ sáng của các đèn trong trường hợp:

IMG_126

a) K1 đóng, K2 mở.

b) K1 đóng, K2 đóng.

Điện trở và các thông số định mức của mỗi đèn có giá trị như sau:

Đèn UĐm PĐm IĐm R
Đ1 3V 3W 1A
Đ2 9V 6,75W 0,75A 12Ω
Đ3 9V 13,5W 1,5A
Đ4 3V 1,5W 0,5A

a) Khi K1 đóng, K2 mở.

* Giả sử không có đèn nào bị cháy, mạch có dạng: (Đ1 nt Đ3) // (Đ2 nt Đ4)

IMG_127

R13 = R1 + R3 = 9 (Ω );

IMG_128

Đ1 sáng bình thường, Đ3 sáng yếu.

R24 = R2 + R4 = 18 (Ω );

IMG_129

Đ2 sáng yếu, Đ4 sáng bình thường.

Chứng tỏ không có đèn nào cháy.

Vậy: Đ1 sáng bình thường, Đ2 sáng yếu, Đ3 sáng yếu, Đ4 sáng bình thường.

b) Khi K1 đóng, K2 đóng.

* Giả sử không có đèn nào bị cháy, mạch có dạng: (Đ1 // Đ2) nt (Đ3 // Đ4)

IMG_130 IMG_131 IMG_132

Rtd = R12 + R34 = 2,4 + 3 = 5,4 Ω

IMG_133 IMG_134

Ta thấy:

IMG_135

⇒ Đ1 sáng quá mức bình thường nhưng chưa bị cháy.

+ U2 < UĐm2 ⇒ Đ2 sáng yếu.

IMG_136

Ta thấy: U3 < UĐm3 ⇒ Đ3 sáng yếu.

IMG_137

⇒ Đ4 cháy.

Khi đó mạch điện còn 3 đèn mắc theo dạng: (Đ1 // Đ2) nt Đ3

IMG_138

Rtd = R12 + R3 = 2,4 + 6 = 8,4 Ω

IMG_139

U1 = U2 = I. R12 = 1,07.2,4 = 2,57 (V) ⇒ Đ1, Đ2 sáng yếu.

U3 = U - U1 = 9 - 2,57 = 6,43 (V) ⇒ Đ3 sáng yếu.

Vậy: Đ1 sáng yếu, Đ2 sáng yếu, Đ3 sáng yếu, Đ4 không sáng (bị cháy).

Bài 9: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế U giữa hai điểm A và B không đổi. Các điện trở R2 = R3 = R4 = R; R1 = 3R; Rx là biến trở.

IMG_140

a) Điều chỉnh biến trở Rx đến giá trị sao cho công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là P1 = 12W. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở R4 khi đó.

b) Tính giá trị của Rx theo R để công suất tỏa nhiệt trên Rx là lớn nhất.

IMG_141

a) Ta có: I1 + I3 = I2 + I4

⇒ RI1 + RI3 = RI2 + RI4 (1)

Lại có: U1 + U2 = U3 + U4

⇒ 3RI1 + RI2 = RI3 + RI4 (2)

Từ (1) và (2), cộng vế ta có: 4RI1 = 2RI4 ⇒ I4 = 2I1

Ta có:

IMG_142

IMG_143

Vậy P4 = 16W

b) Giả sử dòng điện qua Rx có chiều từ D tới C

Tại C ta có I2 = I1 + Ix

IMG_144

Tại D ta có I3 = I4 + Ix

IMG_145

Từ (1) và (2), biến đổi ra hệ phương trình sau:

IMG_146

IMG_147

IMG_148

Cộng vế ta được:

⇒ U3(8Rx2 + 10RRx) = 6URRx + 4URx2 ⇒ U3(4Rx + 5R) = U (3R + 2Rx)

IMG_149

IMG_150

IMG_151

Tại D ta có:

IMG_152

IMG_153

Có:

IMG_154

IMG_155

Để Pmax thì IMG_156 min

Ta thấy IMG_157 (không đổi)

Áp dụng hệ quả Bđt Côsi có IMG_158 min khi IMG_159

⇒ Rx = 1,25R

Vậy khi Rx = 1,25R thì công suất tiêu thụ trên Rx là lớn nhất.

Bài 10: Cho mạch điện như hình vẽ: UAB = 12V; r = 6Ω. Đèn Đ ghi 9V – 9W. Cho rằng điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ.

IMG_160

1) Nhận xét về độ sáng của đèn và giải thích.

2) Người ta mắc thêm một điện trở Rx nối tiếp hoặc song song với điện trở r. Nêu cách mắc và tính giá trị của Rx để:

a) Đèn sáng bình thường.

b) Công suất tiêu thụ của nhóm điện trở r và Rx lớn nhất. Tính công suất lớn nhất đó.

IMG_161

1. Điện trở của đèn

IMG_162 Rtd = R + r = 15Ω

IMG_163

IMG_164 → đèn sáng yếu.

2. a) Gọi R' là điện trở tương đương đoạn mạch r và Rx.

Đèn sáng bình thường nên UAC = Udm = 9V → UCB = 12 – 9 = 3V.

I = Idm = 1A IMG_165

R' < r → phải mắc Rx song song r và Rx = 6Ω

b) IMG_166

IMG_167

IMG_168

Dấu “=” xảy ra ⇔ R' = R = 9Ω

R' > r → Rx nối tiếp r và Rx = 3Ω thì công suất đoạn r, Rx lớn nhất bằng 4W